Lễ Dolta - lễ cúng ông bà tổ tiên, là một trong những lễ lớn nhất trong năm của đồng bào dân
muộn trong ngày. Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các nhà sư, đáp lại, các nhà sư sẽ chúc phúc cho Phật tử. Dưới sự điều hành của ông Acha (thầy giáo, người có uy tín, người am hiểu phong tục), mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện ba lần để làm lễ chào mừng năm mới. Ðêm đến, mọi người cùng nghe các nhà sư tụng kinh cầu an và hưởng bốn pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây, sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.
Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm (Vên choong han) buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo Phật giáo Tiểu thừa, các ngày lễ, tín đồđi chùa lễ Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng lên sư sãi và lắng nghe các nhà sư chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, các thanh niên nam nữ múa hát, vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa. Việc đắp núi cát không chỉ mang ý nghĩa tích góp công đức, gột rửa tội lỗi, mà còn thể hiện ước mơ, mong cho năm mới được sung túc, của cải chất cao như núi.
Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), là ngày chính và cũng là ngày cuối cùng của Tết Chôl Chnăm Thmây. Tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các nhà sư là đến lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương
thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa nhằm rửa sạch hết những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa, rũ bỏ những điều không may của năm cũđể sang năm mới vạn sự như ý.
Ngoài ra, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần (Têvôđa) được trời sai xuống để chăm lo cho cuộc sống con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Vì thế, trong đêm Giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng lễ tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước vị Têvôđa mới.
Trong ba ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa...; các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu; gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dù kê, múa rôm vông.
113. Lễ Dolta của người Khmer Nam Bộ(Vĩnh Long)
Lễ Dolta - lễ cúng ông bà tổ tiên, là một trong những lễ lớn nhất trong năm của đồng bào dân
tộc Khmer ở các tỉnh Nam Bộ như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang... Lễ Dolta diễn ra trong ba ngày, từ 29 tháng Tám đến 1 tháng Chín âm lịch. Nếu như lễ Vu Lan của người Kinh được xem là “mùa báo hiếu” của con cái với đấng sinh thành, thì lễ Dolta của đồng bào dân tộc Khmer cũng có ý nghĩa tương tự.
Theo truyền tích xưa, người Khmer chọn thời điểm này để tổ chức lễ Dolta, vì đây là lúc vụ mùa cày cấy vừa xong, tiết trời mát mẻ. Mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức sau những tháng ngày làm lụng cực nhọc. Lúc ấy, ngoài đồng văng vẳng tiếng chim kêu. Người Khmer gọi đó là “Satt đônta” (chim tổ tiên) báo hiệu cho mọi nhà chuẩn bị cho lễ Dolta. Lễ Dolta được tổ chức nhằm mục đích báo hiếu, biếu quà ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình và làm lễ cầu phước cho người quá cố; thắt chặt tình đoàn kết giữa những người trong phum, sóc; gắn kết tình cảm họ hàng, làng xóm thông qua các hoạt động liên hoan, vui chơi,...
Vào mùa lễ, bắt đầu từ khoảng hai tuần trước ngày lễ chính (ngày 29 tháng Tám âm lịch), không khí trong các gia đình người Khmer đã trở nên nhộn nhịp với các hoạt động chuẩn bị lễ, từ lau dọn, trang trí bàn thờ, làm bánh cho đến mua sắm, chuẩn bị lễ vật để dâng chùa, dâng cơm, thăm viếng chúc thọ ông bà.
Dâng cơm phiên là nghi thức đầu tiên của mùa lễ. Trước đây, dâng cơm phiên được bà con tổ chức trong ba tháng nhập hạ nhưng nay các chùa chỉ tổ
chức dâng cơm phiên trong nửa tháng, có chùa tổ chức trong một tuần trước ngày lễ Dolta.
Ngày nay, lễ Dolta được tổ chức trong ba ngày chính.
Ngày thứ nhất (ngày cúng tiếp đón): buổi sáng, các gia đình dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên, trải chiếu, để mùng mền, gối mới lên giường rồi để sẵn một bộ áo quần mới, như chuẩn bị cho ông bà đi xa mới về nhà. Sau đó, dọn mâm cơm, bày bánh trái, rượu trà và mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn, khấn vái mời linh hồn ông bà và người quá cố về dự cùng con cháu.Buổi chiều, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối.
Ngày thứ hai (ngày cúng chính): vào buổi trưa, bà con chuẩn bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng chính (cúng tập thể). Sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc, bà con cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, các gia đình làm lễ rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.
Ngày thứ ba (ngày cúng tiễn): mỗi gia đình lại sắm sửa lễ vật như ngày đầu tiên và mời họ hàng thân tộc, bà con lối xóm đến dự, tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn người quá cố. Người ta làm chiếc thuyền bằng bẹ chuối, mo cau, gắn thêm cờ phướn, hình nộm, các thức cúng rồi thắp nhang,
tộc Khmer ở các tỉnh Nam Bộ như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang... Lễ Dolta diễn ra trong ba ngày, từ 29 tháng Tám đến 1 tháng Chín âm lịch. Nếu như lễ Vu Lan của người Kinh được xem là “mùa báo hiếu” của con cái với đấng sinh thành, thì lễ Dolta của đồng bào dân tộc Khmer cũng có ý nghĩa tương tự.
Theo truyền tích xưa, người Khmer chọn thời điểm này để tổ chức lễ Dolta, vì đây là lúc vụ mùa cày cấy vừa xong, tiết trời mát mẻ. Mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức sau những tháng ngày làm lụng cực nhọc. Lúc ấy, ngoài đồng văng vẳng tiếng chim kêu. Người Khmer gọi đó là “Satt đônta” (chim tổ tiên) báo hiệu cho mọi nhà chuẩn bị cho lễ Dolta. Lễ Dolta được tổ chức nhằm mục đích báo hiếu, biếu quà ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình và làm lễ cầu phước cho người quá cố; thắt chặt tình đoàn kết giữa những người trong phum, sóc; gắn kết tình cảm họ hàng, làng xóm thông qua các hoạt động liên hoan, vui chơi,...
Vào mùa lễ, bắt đầu từ khoảng hai tuần trước ngày lễ chính (ngày 29 tháng Tám âm lịch), không khí trong các gia đình người Khmer đã trở nên nhộn nhịp với các hoạt động chuẩn bị lễ, từ lau dọn, trang trí bàn thờ, làm bánh cho đến mua sắm, chuẩn bị lễ vật để dâng chùa, dâng cơm, thăm viếng chúc thọ ông bà.
Dâng cơm phiên là nghi thức đầu tiên của mùa lễ. Trước đây, dâng cơm phiên được bà con tổ chức trong ba tháng nhập hạ nhưng nay các chùa chỉ tổ
chức dâng cơm phiên trong nửa tháng, có chùa tổ chức trong một tuần trước ngày lễ Dolta.
Ngày nay, lễ Dolta được tổ chức trong ba ngày chính.
Ngày thứ nhất (ngày cúng tiếp đón): buổi sáng, các gia đình dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên, trải chiếu, để mùng mền, gối mới lên giường rồi để sẵn một bộ áo quần mới, như chuẩn bị cho ông bà đi xa mới về nhà. Sau đó, dọn mâm cơm, bày bánh trái, rượu trà và mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn,khấn vái mời linh hồn ông bà và người quá cố về dự cùng con cháu.Buổi chiều, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối.
Ngày thứ hai (ngày cúng chính): vào buổi trưa, bà con chuẩn bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng chính (cúng tập thể). Sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc, bà con cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, các gia đình làm lễ rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.
Ngày thứ ba (ngày cúng tiễn): mỗi gia đình lại sắm sửa lễ vật như ngày đầu tiên và mời họ hàng thân tộc, bà con lối xóm đến dự, tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn người quá cố. Người ta làm chiếc thuyền bằng bẹ chuối, mo cau, gắn thêm cờ phướn, hình nộm, các thức cúng rồi thắp nhang,
đèn, mang thuyền thả xuống sông, kênh rạch gần nhà để tiễn linh hồn ông bà, người thân về thế giới bên kia. Trong Lễ Dolta, các trò chơi dân gian, hát xướng dân gian, văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc Khmer cũng được trình diễn.