Lễ hội làm chay ở Tầm Vu (Long An)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 77 - 79)

Lễ làm chay diễn ra vào trung tuần (ngày 15- 16) tháng Giêng âm lịch tại thị trấn Tầm Vu, huyện

cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ rước sắc thần từ cổng tam quan về đình, lễ dâng hoa; phần Hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian sôi động, hấp dẫn như; đua xuồng, đập nồi, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa lân - sư - rồng, thả đèn hoa đăng... Nét độc đáo và riêng biệt của Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là những người đến đình cúng, viếng, chiêm bái không chỉ được ăn, uống, xem văn nghệ miễn phí, mà còn được ngủ nghỉ, khám bệnh, bốc thuốc miễn phí.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực có sức lan tỏa ngày càng lớn, từ lễ giỗ nay đã trở thành một lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ.

103. Lễ hội Cồng chiêng (Lâm Đồng)

Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hằng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng, trong đó có Lâm Đồng.

Lễ hội Cồng chiêng ở tỉnh Lâm Đồng được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể nhân loại. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụđộc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sởđể thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụđa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12

âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên là một hoạt động nhằm bảo lưu hình thức diễn xướng tập thể - cộng đồng, hợp tấu bằng cách nghe nhau, tức phải có tâm linh cộng đồng ứng vào. Hoàn toàn xa lạ với việc cá nhân hóa, nghệ sĩ hóa người biểu diễn, văn hóa cồng chiêng chỉ còn ở Đông Nam Á, và nguyên thủy nhất ở Tây Nguyên.

Trong Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên ở Lâm Đồng, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. “Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mải nghe đến quên làm hại người”.

104. Lễ hội làm chay ở Tầm Vu (Long An)

Lễ làm chay diễn ra vào trung tuần (ngày 15- 16) tháng Giêng âm lịch tại thị trấn Tầm Vu, huyện

Châu Thành, tỉnh Long An. Lễ hội được tổ chức nhằm lưu giữ, khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cúng cô hồn thập loại chúng sinh.

Đối tượng chính của Lễ làm chay là ông Tiêu, tức Tiêu Diện Đại sĩ, một hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Việc chuẩn bị cho lễ hội được bắt đầu từ trước đó cả tháng và gồm nhiều công việc như: dựng giàn ông Tiêu, làm Long Đình - Tứ Châu, dựng giàn thầy, dựng đài liệt sĩ, làm ghe phóng đăng, làm hình ông Tiêu. Hình ông Tiêu trong Lễ làm chay được thể hiện rất công phu, cao khoảng 2m, mặc áo giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên khắp thân người. Đặc biệt, ông Tiêu có lưỡi bằng giấy hồng dài gần nửa mét, được coi là nơi tập trung mọi quyền lực, phép thuật của ông.

Lễ được bắt đầu với nghi thức Thỉnh ông Tiêu (vào khoảng 10 giờ sáng ngày 15). Đám rước gồm các bô lão, phu kiệu, đội múa lân, đánh trống… rước ông Tiêu từ đình đến chùa Linh Phước rồi về chùa Ông để nhân dân vào chiêm bái. Tiếp theo là các nghi thức: thỉnh phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy; khai kinh tụng cầu an để cầu an cho cộng đồng; cúng tế liệt sĩ (hay còn gọi là nghĩa sĩ trận vong); đề phan liệt sĩ. Buổi tối là các hoạt động giao lưu ca nhạc tài tử và xe hoa xuất phát từđình diễu hành vòng quanh thị trấn Tầm Vu, kéo dài đến nửa đêm.

Sang ngày 16 có các nghi thức: lễ cúng cô hồn; thỉnh cỗ bánh; thỉnh Ông Tiêu lên giàn; thỉnh cô hồn; lễ chiêu u (cúng cô hồn); thỉnh kinh, đánh động, thỉnh thầy; phóng đăng.

Nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội làm chay là nghi thức Xô giàn - đưa khách, được tiến hành vào nửa đêm ngày 16. Lễ vật trên giàn được rải xuống và phân phát cho trẻ em, sau đó đốt hình ông Tiêu kèm theo vàng mã. Những người tham gia lễ hội cố gắng lấy được cỗ bánh, trái cây nhằm tìm chút lộc đầu năm. Người dân ởđây quan niệm rằng, ai tranh được cái lưỡi của ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài. Sau khi mọi nghi lễ đã xong, một chiếc thuyền giấy có khung tre chở lễ vật cúng tế đặt lên bè chuối, được thả xuôi theo dòng sông Tầm Vu làm nhiệm vụđưa khách (cô hồn). Đoàn đưa khách quay vềđình thỉnh lư hương về miếu Âm Nhơn, đây cũng là nghi lễ cuối cùng để kết thúc Lễ làm chay.

Với giá trị tín ngưỡng và nhân văn quan trọng, Lễ làm chay đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19-12-2014.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)