Lễ hội miếu Bà Rá (Bình Phước)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 61 - 63)

Lễ hội được tổ chức từ mùng 1 đến 4 tháng Ba âm lịch hằng năm, tại miếu Bà Rá thuộc xã Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể Di tích lịch sử Bà Rá được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long.

Theo lời kể của người dân sống tại đây,thời Pháp thuộc, Phước Long là quận Bà Rá thuộc tỉnh Biên Hòa. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành nhà tù đày ải những người chống lại chính quyền. Nỗi thống khổ của những tù nhân Bà Rá không sao kể xiết, chế độ tàn bạo của thực dân, phong kiến là nỗi ám ảnh của người dân Bà Rá lúc bấy giờ. Trong bế tắc, họ tìm đến thần linh (tức Chúa xứ nương nương) với mong ước được bảo vệ và che chở. Niềm tin vào sự linh thiêng, phù hộ của Thánh Mẫu ngày càng được củng cố và ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Năm 1943, nhân dân địa phương và các chiến sĩ cách mạng nhà tù Bà Rá đã dựng miếu thờđể tạ ơn Bà,

Bổn. Ở Bình Dương có nhiều miếu thờ Ông Bổn, việc cụ thể hóa vị thần này cũng rất khác nhau. Những người Hoa họ Vương gốc Phúc Kiến ở Bình Dương cho rằng Ông Bổn của họ là Huyền Thiên Thượng Đế, trong khi họ Lý ở Bình Dương lại thờ Ông Bổn là thủy tổ các họ: Lực, Chu, Quách, Tiêu, Triệu, Lý và Châu. Có thể kể đến các miếu thờ Ông Bổn ở Bình Dương như: Phước Võ điện (phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một); Ngọc Hư Cung (thị trấn Lái Thiêu); Phước Thọ Đường (xã Hưng Định, huyện Thuận An); Phước Nghĩa Đường (xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên),...

Theo tục lệ tín ngưỡng của người Hoa, các vị thần Huyền Thiên Thượng đế, Quan Âm Bồ Tát, Na Tra Thái Tử và Nam Triều đại đế vốn không được thờ cố định ở một địa phương mà được luân phiên ở các miếu thờ ở Thủ Dầu Một, Búng, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, mỗi nơi rước Ông Bổn về thờ trong một năm. Và như vậy, theo tục lệ, phải cách bốn năm lễ hội mới được tổ chức một lần.

Chương trình lễ hội bao gồm có các nghi thức cúng tế theo Đạo giáo do các thầy pháp chuyên nghiệp đảm trách. Kếđó là lễ rước kiệu các vị thần, kéo dài suốt đêm với hàng chục cây số bao quanh khu vực dân cư, không khí hết sức tưng bừng, náo nhiệt. Trong lễ hội còn có hát Hồ Quảng, múa cù, múa lân sư rồng, đặc biệt là múa hẩu thu hút đông đảo người xem.

Lễ hội miếu Ông Bổn ở Bình Dương tuy mang đặc trưng của một dòng họ, một nghề nghiệp, một

bang khác nhau, song đã thu hút được cả cộng đồng cư dân người Hoa và người Việt cùng tham gia hưởng ứng và trở thành ngày lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của người Hoa ở Bình Dương nói chung và người Việt nói riêng.

93. Lễ hội miếu Bà Rá (Bình Phước)

Lễ hội được tổ chức từ mùng 1 đến 4 tháng Ba âm lịch hằng năm, tại miếu Bà Rá thuộc xã Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể Di tích lịch sử Bà Rá được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long.

Theo lời kể của người dân sống tại đây,thời Pháp thuộc, Phước Long là quận Bà Rá thuộc tỉnh Biên Hòa. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành nhà tù đày ải những người chống lại chính quyền. Nỗi thống khổ của những tù nhân Bà Rá không sao kể xiết, chế độ tàn bạo của thực dân, phong kiến là nỗi ám ảnh của người dân Bà Rá lúc bấy giờ. Trong bế tắc, họ tìm đến thần linh (tức Chúa xứ nương nương) với mong ước được bảo vệ và che chở. Niềm tin vào sự linh thiêng, phù hộ của Thánh Mẫu ngày càng được củng cố và ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Năm 1943, nhân dân địa phương và các chiến sĩ cách mạng nhà tù Bà Rá đã dựng miếu thờ để tạ ơn Bà,

đồng thời để tôn vinh những người con đã hy sinh vì dân tộc.Miếu Bà lúc này bằng gỗ, lợp tranh, chưa có tượng thờ, chỉ có ba miếng gỗ nhỏ ghép thành bài vị thờ tượng trưng, ghi “Chúa xứ nương nương”.

Năm 1956-1957, tỉnh Phước Long được thành lập, người dân đã di dời miếu lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500m) để bà con tiện đi lại thờ cúng.Miếu được dựng bằng gỗ, lợp ni lông, có diện tích 224m2, cửa hướng về phía nam, cũng từ lúc này miếu Bà mới có ba bức tượng thờ. Trải qua nhiều lần trùng tu, miếu Bà Rá đã được nâng cấp khang trang, hài hòa cảnh quan và thuận tiện về giao thông như hiện nay.

Miếu Bà Rá được xem là cái nôi tín ngưỡng thờ mẫu có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tinh thần của người dân Bình Phước. Vào dịp Lễ hội, đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh hành hương về đây đểtôn vinh, ngưỡng vọng phúc thần Bà Rá, cầu cho quốc thái dân an, đồng thời dâng hương thành kính tri ân các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn qua các thời kỳ tại nhà tù Bà Rá.

Lễ hội kéo dài trong bốn ngày, với các nghi lễ như lễ thay y phục, lễ tắm tượng, lễ tế, lễ dâng hương và lễ tạ Bà,...

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)