Lễ hội đua thuyền Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Lễ hội đua thuyền truyền thống ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức từ mùng 4 đến 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, ngoài ra dịp cúng tế các vị tiền hiền vào rằm tháng Bảy, người ta cũng tổ chức đua thuyền.

Lý Sơn có hai đơn vị hành chính cấp xã là Lý Vĩnh và Lý Hải1, mỗi xã đều hình thành bốn thuyền, __________

1. Ngày 1-1-1993 huyện đảo Lý Sơn được thành lập theo Quyết định số 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách hai xã Lý Hải và Lý Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn. Ngày 1-12-2003, xã Lý Vĩnh được tách thành 2 xã: An Bình và An Vĩnh; đổi tên xã Lý Hải thành xã An Hải, từ đó, huyện đảo Lý Sơn có ba đơn vị hành chính cấp xã tương đương nhau là: An Bình và An Vĩnh, An Hải (BT).

đủ bộ “tứ linh” (long, ly, quy, phụng). Các thuyền cũng đặt ở nơi am miếu để thờ cúng: ở xã Lý Vĩnh, thuyền Long thờ tại miếu Hòa Lân, thuyền Ly tại Dinh Chàm, thuyền Quy tại lăng Nghĩa Tự, thuyền Phụng tại lăng Cồn. Ở xã Lý Hải, thuyền Long thờở lăng Cồn, thuyền Ly đặt ở Trung Hòa, thuyền Quy ở Trung Yên, thuyền Phụng ở dinh Tam Tòa. Thuyền đua ở Lý Sơn có dáng thon dài với tổng chiều dài là 9,5m, bề ngang thuyền nơi rộng nhất 1,4m; trước kia thuyền được làm bằng khung gỗ, mê tre (có trát dầu rái); sau này mê tre được thay bằng mê nhôm, vừa bảo quản được lâu, vừa đỡ được sức cản của nước hơn. Trên thuyền, các phần được trang trí, chạm khắc công phu hơn. Khi thuyền được đưa đi hạ thủy, người ta cũng tổ chức cầu cúng vào đêm trước, sáng sớm trước khi đua và sau khi đua, để tạơn tổ tiên và các vị thần linh. Mỗi thuyền đua có từ 18 đến 20 người, trong đó có người đập then (còn gọi là lái nhịp) và tổng lái (đội trưởng). Người lái nhịp đứng ở giữa thuyền, giữ một trọng trách lớn, là phải dùng then (thanh tre) đánh nhịp thật to để các thuyền viên bơi đúng theo nhịp. Nhiệm vụ của người đập then nặng nề ở chỗ, phải đứng ở giữa thuyền, giữ được thăng bằng và phải liên tục đánh nhịp. Nhịp đánh thưa quá thì thuyền đi chậm, nhặt quá có thể làm các thuyền viên đuối sức, nhịp không đều thì dẫn đến chuệch choạc. Khi nhịp đã vừa mà có thuyền viên không theo đúng nhịp, gây lực cản thì phải kịp thời phát hiện để thay bằng người khác. Tổng lái là người đứng ở cuối thuyền quan sát đều

hòa,... Lễ vật cúng bao giờ cũng có một con trâu và mâm xôi lớn. Trâu tế sau khi bị giết, không xẻ thịt hay nấu chín mà để nguyên con dâng lễ.

Cùng với các hoạt động tế lễ, phần Hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động văn hóa - thể thao hấp dẫn như: hát tuồng, hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp, hội hoa đăng trên sông Thu Bồn; thi kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (cả nam nữđều tham gia), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.

Từ năm 2005 đến nay, Lễ hội Bà Thu Bồn được tỉnh Quảng Nam đưa vào chương trình lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản”.

75. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn (Qung Ngãi)

Lễ hội đua thuyền truyền thống ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức từ mùng 4 đến 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, ngoài ra dịp cúng tế các vị tiền hiền vào rằm tháng Bảy, người ta cũng tổ chức đua thuyền.

Lý Sơn có hai đơn vị hành chính cấp xã là Lý Vĩnh và Lý Hải1, mỗi xã đều hình thành bốn thuyền, __________

1. Ngày 1-1-1993 huyện đảo Lý Sơn được thành lập theo Quyết định số 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách hai xã Lý Hải và Lý Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn. Ngày 1-12-2003, xã Lý Vĩnh được tách thành 2 xã: An Bình và An Vĩnh; đổi tên xã Lý Hải thành xã An Hải, từ đó, huyện đảo Lý Sơn có ba đơn vị hành chính cấp xã tương đương nhau là: An Bình và An Vĩnh, An Hải (BT).

đủ bộ “tứ linh” (long, ly, quy, phụng). Các thuyền cũng đặt ở nơi am miếu để thờ cúng: ở xã Lý Vĩnh, thuyền Long thờ tại miếu Hòa Lân, thuyền Ly tại Dinh Chàm, thuyền Quy tại lăng Nghĩa Tự, thuyền Phụng tại lăng Cồn. Ở xã Lý Hải, thuyền Long thờở lăng Cồn, thuyền Ly đặt ở Trung Hòa, thuyền Quy ở Trung Yên, thuyền Phụng ở dinh Tam Tòa. Thuyền đua ở Lý Sơn có dáng thon dài với tổng chiều dài là 9,5m, bề ngang thuyền nơi rộng nhất 1,4m; trước kia thuyền được làm bằng khung gỗ, mê tre (có trát dầu rái); sau này mê tre được thay bằng mê nhôm, vừa bảo quản được lâu, vừa đỡ được sức cản của nước hơn. Trên thuyền, các phần được trang trí, chạm khắc công phu hơn. Khi thuyền được đưa đi hạ thủy, người ta cũng tổ chức cầu cúng vào đêm trước, sáng sớm trước khi đua và sau khi đua, để tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh. Mỗi thuyền đua có từ 18 đến 20 người, trong đó có người đập then (còn gọi là lái nhịp) và tổng lái (đội trưởng). Người lái nhịp đứng ở giữa thuyền, giữ một trọng trách lớn, là phải dùng then (thanh tre) đánh nhịp thật to để các thuyền viên bơi đúng theo nhịp. Nhiệm vụ của người đập then nặng nề ở chỗ, phải đứng ở giữa thuyền, giữ được thăng bằng và phải liên tục đánh nhịp. Nhịp đánh thưa quá thì thuyền đi chậm, nhặt quá có thể làm các thuyền viên đuối sức, nhịp không đều thì dẫn đến chuệch choạc. Khi nhịp đã vừa mà có thuyền viên không theo đúng nhịp, gây lực cản thì phải kịp thời phát hiện để thay bằng người khác. Tổng lái là người đứng ở cuối thuyền quan sát đều

khắp, đồng thời đảm đương nhiệm vụ lái thuyền. Khi cả đội tập luyện, đội trưởng sẽ xem xét mực nước để có thể thay thuyền viên cho vừa, khi mực nước vừa rồi thì tập cho nhịp nhàng và quen tay. Sở dĩ chỉ cần ít ngày tập luyện bởi những người tham gia đua thuyền đều là những người hằng ngày đánh bắt cá trên biển, rất thông thạo với nghềđi biển.

Tuy không thu hút được dân nhiều địa phương khác đến, nhưng đổi lại, những ngày đua thuyền thật sự là những ngày hội của người dân trên đảo. Cùng với tiếng trống giục, cờ phất là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn chấn. Người ta tin rằng những thuyền đua thắng cuộc thì việc làm ăn trong năm sẽ được khấm khá, phát đạt và gặp nhiều may mắn.

Lễ hội đua thuyền truyền thống ở huyện đảo Lý Sơn ngoài ý nghĩa tâm linh, còn là nơi tập luyện và thử thách sự dẻo dai, rèn luyện ý chí, kích thích con người phấn đấu vươn lên làm ăn, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)