Lễ hội chùa bà Thiên Hậu (Bình Dương)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 57 - 59)

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày

rằm tháng Giêng âm lịch tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chùa bà Thiên Hậu (còn gọi là chùa Bà) được kiến trúc theo lối cổ,do người Hoa xây dựng vào

chiếc của ngư dân trong vạn lạch. Trên từng chiếc thuyền đều có bày đồ lễ cúng. Tất cả cùng tiến ra biển khơi làm lễ rước Ông. Khi trở vềđến bến xuất phát, người ta khiêng long đình, hương án và tất cả đồ lễ lên bờ, rước về lăng Ông. Sau khi các nghi thức an vị và hoàn tất các thủ tục khấn vái, lễ Nghinh Ông kết thúc. Sau đó là lễ tế tiền hiền, hậu hiền; lễ chánh tếđược tiến hành vào giữa đêm 16 tháng Sáu âm lịch, vào lúc giao điểm giữa hai ngày.

Trong lễ nghinh Ông, ngoài phần Lễ, còn có phần Hội với các hoạt động phong phú như: múa lân, hội thi mâm xôi, tổ chức trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt đập heo đất, nhảy bao và ca hát.

Lễ hội nghinh Ông ở Bến Tre là lễ hội văn hóa truyền thống mang tính cộng đồng của ngư dân miền biển, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa để cầu mong một mùa đánh bắt thuận lợi, bình an nơi biển cả.

90. Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre)

Hằng năm, vào ngày 1 tháng Bảy dương lịch,

nhân dân tỉnh Bến Tre lại tổ chức tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tại cụm đền thờ, mộ nhà thơ ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tuy không sinh ra ở Bến Tre nhưng đã dành phần lớn cuộc đời sống và lao động nghệ thuật tại mảnh đất này. Ông vừa là thầy thuốc, nhà giáo, lại vừa là nhà thơ với nhiều tác phẩm thơ ca yêu nước đặc sắc, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong đồng bào Bến Tre về phương diện nhân cách, tư tưởng, văn chương. Sau khi ông mất, khu mộ và đền

thờ Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng, đặt tại ấp Giồng Cụt, xã An Đức, huyện Ba Tri.

Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu được tổ chức theo đúng nghi thức lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc, đây cũng là lễ hội truyền thống văn hóa của tỉnh nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ đi sau.

Phần Lễ của Lễ hội gồm lễ dâng hương và lễ mít tinh tại Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi bài

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xướng lên trong không khí trang nghiêm là các hoạt cảnh diễn lại tích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trong tác phẩm Lục Vân Tiên nổi tiếng của nhà thơ.

Phần Hội cũng không kém phần sôi nổi với nhiều hoạt động như: bốc thuốc miễn phí, thi nấu ăn, kéo co, đập niêu, biểu diễn trống hội, liên hoan đờn ca tài tử, thi hóa trang các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên, ngâm thơ, múa lân, thi đấu võ thuật,…

Khách hành hương viếng Cụ ngày thường vốn đã đông, vào ngày lễ hội lại càng đông hơn. Ngày này cũng được chọn là Ngày hội truyền thống văn hóa của tỉnh Bến Tre.

91. Lễ hội chùa bà Thiên Hậu (Bình Dương)

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày

rằm tháng Giêng âm lịch tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chùa bà Thiên Hậu (còn gọi là chùa Bà) được kiến trúc theo lối cổ,do người Hoa xây dựng vào

khoảng nửa đầu thế kỷ XX, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết được ghi ở tấm bia đá đặt trong chùa, bà sinh vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (năm 960 sau Công nguyên), là con thứ 6 của gia đình họ Lâm ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Khi mới lọt lòng mẹ, bà đã tỏa ánh hào quang và hương thơm. Lớn lên, bà thường cưỡi thảm bay lượn trên biển và du ngoạn nhiều nơi. Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (năm 987 sau Công nguyên), năm 27 tuổi, bà từ giã cõi trần và hiển linh. Đời Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời Thanh, vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hóa thành tín ngưỡng và bà được các thế hệ sau hương khói, phụng thờở nhiều nơi. So những điều ghi ở bia đá nói trên với một số truyền thuyết về bà ở các chùa khác thì có ít nhiều khác biệt, nhưng tựu trung đều ca ngợi, suy tôn bà là một người phụ nữ đức hạnh, có lòng hiếu thảo, xả thân cứu người đời và hiển linh sau khi mất, được các triều đại phong kiến Trung Quốc phong tặng.

Vào ngày hội, chùa bà Thiên Hậu được trang hoàng cờ xí, đèn lồng rực rỡ từ cửa Tam quan vào đến điện thờ. Mười hai chiếc lồng đèn lớn trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm treo thành một hàng dài trước sân chùa, khiến quang cảnh ngày hội thêm lộng lẫy. Khi kết thúc hội, những đèn lồng này được đem bán đấu giá lấy tiền làm việc từ thiện.Lễ cúng vía Bà được tiến hành từ nửa đêm 14 đến sáng 15, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi về dự.Ngày 15, lễ rước

kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền: kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, sư tử, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tại thành phố Thủ Dầu

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)