Mỗi năm, đạo Cao Đài Tây Ninh có hai lễ lớn tiêu biểu là: đại lễ vía Đức Chí Tôn, tức Đức Ngọc Hoàng Thượng đế và đại lễ Hội Yến Diêu Trì cung, tức vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Theo quan niệm của người theo đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn chính là đấng tạo hóa, sinh ra vạn vật trong càn khôn vũ trụ. Do vậy, người đạo tôn kính gọi là đấng cha hiền (Đại từ phụ) của nhân loại. Cùng với đấng cha hiền, nhân loại còn đấng mẹ hiền (Đại từ mẫu) là Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Đại lễ Vía Đức Chí Tôn được tổ chức vào mùng 8
(có một số tài liệu là mùng 9) tháng Giêng âm lịch
hằng năm, nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sinh an lạc sớm nhập Đạo trời,
một tay nhúm ít cốm và lễ vật khác, đút vào miệng từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lộc; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.
Tại các ngôi chùa Khmer, vào đêm 14 tháng Mười còn có tục thảđèn nước trên sông và thảđèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, việc thảđèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc.
Sau ngày tổ chức lễ Cúng trăng, tục đua ghe ngo - hoạt động đặc sắc nhất trong phần hội, thường diễn ra trên sông Maspéro (thành phố Sóc Trăng) - được tiến hành. Đây là nghi thức truyền thống để tiễn đưa thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo để tưởng nhớ truyền thuyết thần Rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Tham gia cuộc đua có hàng chục đội đua đến từ nhiều địa phương trong tỉnh hoặc khu vực. Thông thường, các đội đua được chia thành hai nhóm: nhóm đã được xếp hạng từ mùa giải trước và các nhóm còn lại. Ghe ngo là một miếng gỗ độc mộc, dài khoảng 22-24m, ngang 1,2m, có sức chở 50- 60 tay bơi. Ngày nay, do không còn thân gỗđộc mộc lớn để làm nên ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Mũi và lái của ghe đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có
hình con thú biểu trưng cho ghe của mình. Dưới lườn ghe, người ta đặt một cây dài từđầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu (đonxanh tuôk) nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe vọt khi bơi. Cuộc đua ghe ngo thường được tổ chức cho hai chiếc (một cặp) trong một lần. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.
Hội đua ghe ngo được tổ chức hằng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây còn có đội ghe ngo của nhiều địa phương đến tham gia như: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm chí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Campuchia.
107. Lễ hội của đạo Cao Đài (Tây Ninh)
Mỗi năm, đạo Cao Đài Tây Ninh có hai lễ lớn tiêu biểu là: đại lễ vía Đức Chí Tôn, tức Đức Ngọc Hoàng Thượng đế và đại lễ Hội Yến Diêu Trì cung, tức vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Theo quan niệm của người theo đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn chính là đấng tạo hóa, sinh ra vạn vật trong càn khôn vũ trụ. Do vậy, người đạo tôn kính gọi là đấng cha hiền (Đại từ phụ) của nhân loại. Cùng với đấng cha hiền, nhân loại còn đấng mẹ hiền (Đại từ mẫu) là Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Đại lễ Vía Đức Chí Tôn được tổ chức vào mùng 8
(có một số tài liệu là mùng 9) tháng Giêng âm lịch
hằng năm, nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sinh an lạc sớm nhập Đạo trời,
cải ác tùng lương…Giờ mởđầu Đại lễ là giờ Tý - thời điểm bắt đầu một ngày mới, không gian yên tĩnh, mọi tiếng động lắng xuống, vũ trụ như ngưng hoạt động. Vào ngày Đại lễ, một rừng cờ Tam thanh được treo trên các con đường dẫn tới Tòa Thánh, các biểu ngữ giăng khắp nơi. Đúng 12 giờ, trống lôi âm bắt đầu nổi lên, rền vang bầu trời thánh địa. Trống lôi âm phải đánh đủ 435 dùi, đánh từ chậm đến nhanh, tạo không khí vừa uy nghiêm vừa rộn rã. Trong lúc đó, tráp tam bửu được dâng lên lầu Hiệp Thiên Đài. Khi hồi trống lôi âm sắp kết thúc, vị Hộđàn pháp sư và vị Hữu phan quân vào đền Thánh, xá trước ngai Hộ pháp rồi cầm cờ lệnh đạo đi ra. Trống lôi âm vừa dứt thì chuông bạch ngọc nổi lên. Một giáo hữu phái Ngọc, thuộc về Viện Hành chính đọc bài sớ dâng cúng Đức Chí Tôn. Sau khi đọc xong, lá sớđược đốt rồi bỏ vào lư. Lư tro sẽđược đặt lên Thiên bàn. Sau cùng, một hồi trống thét dồn dập vang lên, kế ngang là tiếng chuông bạch ngọc chậm rãi vang ngân báo hiệu buổi đại lễ kết thúc.
Đại lễ Hội Yến Diêu Trì cũng được tổ chức vào
rằm tháng Tám âm lịch. Trước ngày Trung thu, không khí chuẩn bị đại lễ rất náo nhiệt. Hội Thánh cho sửa sang, trang hoàng quang cảnh xung quanh Điện thờ Phật Mẫu. Những tín đồ Cao Đài tự nguyện về Tòa thánh để giúp sức, làm công quả. Vào ngày lễ, hàng trăm gian hàng triển lãmtrưng bày quà phẩm hiến lễ được bày biện quanh khuôn viên Tòa thánh. Từ những bông hoa và trái cây bình thường, nhờbàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã
tạo thành những tác phẩm rực rỡ, sống động theo nhiều chủđề nhưlong, ly, quy, phụng...
Phần lễ theo truyền thống được tổ chức vào đêm 15 tháng tám âm lịch, kéo dài từ chiều đến 12 giờ đêm với nhiều hoạtđộng như rước cộ bông Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương, múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy,phụng. Trong đó, đoàn rước cộ bông Phật Mẫu được diễn rarất lớn, theo sau là đội nhạc, đội trống, vũ công và đội múa lân.
Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con rồng dài gần 20m được điềukhiển bởi 30 vũ công. Khói nhangnghi ngút cùng những chuyển động liên tục khiến người xem cảm nhận được sự tônnghiêm và uy lực của con vật linh thiêng này trong tín ngưỡng. Con Rồng nhang sẽ chuyển mình chầm chậm về hướngTòa thánh.
Bên cạnh những nghi thức dâng hương, cúng lễ, đọc kinh theo tập tục của đạo Cao Đài trong những ngày lễ, các nghệ nhân còn tổ chức các cuộc biểu diễn nghệ thuật, múa hát, đưa rước.