Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực (Sóc Trăng)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 79 - 81)

Ở vùng đất Nam Bộ có nhiều đình thờ Nguyễn Trung Trực. Riêng ở Sóc Trăng, có ngôi đình thờ cụ Nguyễn đã hơn một trăm năm, đó là đình thần Nguyễn Trung Trực ở ấp 1, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1861 đến 1868. Ông là người tỉnh Bình Định, chiến công nổi tiếng nhất của ông là đốt cháy tàu Espérence tại khúc sông Vàm CỏĐông, gần làng Nhật Tảo, nay thuộc xã An

Châu Thành, tỉnh Long An. Lễ hội được tổ chức nhằm lưu giữ, khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cúng cô hồn thập loại chúng sinh.

Đối tượng chính của Lễ làm chay là ông Tiêu, tức Tiêu Diện Đại sĩ, một hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Việc chuẩn bị cho lễ hội được bắt đầu từ trước đó cả tháng và gồm nhiều công việc như: dựng giàn ông Tiêu, làm Long Đình - Tứ Châu, dựng giàn thầy, dựng đài liệt sĩ, làm ghe phóng đăng, làm hình ông Tiêu. Hình ông Tiêu trong Lễ làm chay được thể hiện rất công phu, cao khoảng 2m, mặc áo giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên khắp thân người. Đặc biệt, ông Tiêu có lưỡi bằng giấy hồng dài gần nửa mét, được coi là nơi tập trung mọi quyền lực, phép thuật của ông.

Lễ được bắt đầu với nghi thức Thỉnh ông Tiêu (vào khoảng 10 giờ sáng ngày 15). Đám rước gồm các bô lão, phu kiệu, đội múa lân, đánh trống… rước ông Tiêu từđình đến chùa Linh Phước rồi về chùa Ông để nhân dân vào chiêm bái. Tiếp theo là các nghi thức: thỉnh phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy; khai kinh tụng cầu an để cầu an cho cộng đồng; cúng tế liệt sĩ (hay còn gọi là nghĩa sĩ trận vong); đề phan liệt sĩ. Buổi tối là các hoạt động giao lưu ca nhạc tài tử và xe hoa xuất phát từ đình diễu hành vòng quanh thị trấn Tầm Vu, kéo dài đến nửa đêm.

Sang ngày 16 có các nghi thức: lễ cúng cô hồn; thỉnh cỗ bánh; thỉnh Ông Tiêu lên giàn; thỉnh cô hồn; lễ chiêu u (cúng cô hồn); thỉnh kinh, đánh động, thỉnh thầy; phóng đăng.

Nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội làm chay là nghi thức Xô giàn - đưa khách, được tiến hành vào nửa đêm ngày 16. Lễ vật trên giàn được rải xuống và phân phát cho trẻ em, sau đó đốt hình ông Tiêu kèm theo vàng mã. Những người tham gia lễ hội cố gắng lấy được cỗ bánh, trái cây nhằm tìm chút lộc đầu năm. Người dân ởđây quan niệm rằng, ai tranh được cái lưỡi của ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài. Sau khi mọi nghi lễ đã xong, một chiếc thuyền giấy có khung tre chở lễ vật cúng tếđặt lên bè chuối, được thả xuôi theo dòng sông Tầm Vu làm nhiệm vụđưa khách (cô hồn). Đoàn đưa khách quay vềđình thỉnh lư hương về miếu Âm Nhơn, đây cũng là nghi lễ cuối cùng để kết thúc Lễ làm chay.

Với giá trị tín ngưỡng và nhân văn quan trọng, Lễ làm chay đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19-12-2014.

105. Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực (Sóc Trăng)

Ở vùng đất Nam Bộ có nhiều đình thờ Nguyễn Trung Trực. Riêng ở Sóc Trăng, có ngôi đình thờ cụ Nguyễn đã hơn một trăm năm, đó là đình thần Nguyễn Trung Trực ở ấp 1, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1861 đến 1868. Ông là người tỉnh Bình Định, chiến công nổi tiếng nhất của ông là đốt cháy tàu Espérence tại khúc sông Vàm Cỏ Đông, gần làng Nhật Tảo, nay thuộc xã An

Nhật Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Không giết được ông, người Pháp bắt mẹ ông làm con tin và buộc ông phải ra nộp mình cứu mẹ. Vì chữ hiếu, ông phải sa vào tay giặc. Giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) vào ngày 27- 10-1868 khi ông mới 31 tuổi. Trước khi bị giặc giết, ông đã hiên ngang dõng dạc hô lớn: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
Vì những chiến công cũng như lòng ngưỡng mộ khí chất hiên ngang của ông nên hầu như người dân các tỉnh Nam Bộđều lập đình thờ ông.

Ở đình thần Nguyễn Trung Trực tại Sóc Trăng, mỗi năm tổ chức lễ cúng hai lần: ngày giỗ Nguyễn Trung Trực (28 tháng Tám âm lịch) và cúng Kỳ yên cầu cho quốc thái, dân an (từ ngày 15 đến 18 tháng Ba âm lịch).

Dịp cúng Kỳ yên được tổ chức lớn nhất với các hoạt động diễn ra trong bốn ngày. Về phần Lễ, ngày đầu tiên (ngày 15) thỉnh sắc thần và thỉnh mời Năm Ông và Ông Bổn (các vị thần, thánh được thờ trong đình, miếu của cộng đồng Hoa tại thị trấn Long Phú) đến dự hội. Sắc thần được thỉnh từ nhà ông kế hiền (một chức sắc của Ban Hội đình được giao nhiệm vụ bảo quản và thờ phượng sắc thần) vềđình dự hội. Ngày 16 là ngày lễ chính, diễn ra các hoạt động khai mạc, nghi thức cúng theo phong tục cổ truyền và hành lễ xây chầu. Ngày thứ ba tổ chức nghi thức cúng lần thứ hai, cúng tưởng niệm tử sĩ, Hậu hiền và những người có công bảo vệđình. Ngày thứ tư nhật thanh tài chính (công khai tài chính).

Về phần Hội, trong ba đêm từ 16 đến 18 đều tổ chức hát tuồng, trước là để các ông xem, sau là phục vụ bà con. Các hoạt động của lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong huyện, tỉnh và các huyện, tỉnh lân cận, đồng thời còn có sự chung vui của cộng đồng người Khmer và người Hoa.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)