Lễ hội Kỳ Yên đình Tân Lân được tổ chức vào
ngày 23, 24 tháng Mười âm lịch hằng năm, nhằm tưởng niệm ngày mất của Đức ông Trần Thượng Xuyên - Thành Hoàng làng, vị dũng tướng dưới thời Nguyễn đã có công giúp triều đình dẹp loạn, giữ yên bờ cõi, cũng là người có công khai khẩn vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa, mở mang các ngành nghề nông nghiệp, thương nghiệp.
Đình Tân Lân là một di tích kiến trúc bề thế và uy nghiêm, tọa lạc giữa vùng dân cưđông đúc, trên đường Nguyễn Văn Trị, thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đình Tân Lân được xây dựngtừ thời vua Minh Mạng (1820-1840), hiện nay khuôn viên đình rộng gần 3.000m2, có lối
gian truyền thống của cộng đồng người Hoa tại Phan Thiết đồng thời phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.
97. Lễ nghinh Ông sông Đốc (Cà Mau)
Cũng giống như nhiều địa phương khác ở ven biển miền Nam Trung Bộ, tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông (cá voi) là một nét văn hóa truyền thống của người dân Cà Mau, cùng với đó, Lễ hội nghinh Ông là một sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc có từ lâu đời và lớn nhất ở vùng biển này. Lễ hội nghinh Ông ở Cà Mau được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng Hai âm lịch hằng năm tại thị trấn Sông Đốc,huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Ngày 15 là chính hội, nghi lễ chính bắt đầu từ 14 giờ với nghi thức thỉnh lư hương lên kiệu (long đình) do 8 học trò lễ khiêng và theo hầu. Những học trò lễ được chọn thường là những nữ sinh con em ngư dân ở thị trấn Sông Đốc. Các đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí: kích, kiếm, bát xà mâu; đoàn múa mâm… mặc lễ phục xếp thành hai hàng dài từ chánh điện ra tới ngoài sân. Khi diễu hành, bà con trong vùng cũng nhập với đoàn rước.
Dưới bến sông, có hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh được trang trí cờ hoa neo đậu. Chủ lễ rước lư hương lên chiếc tàu lớn nhất (có thể được kết lại từ ba chiếc tàu) đã được trang trí rất công phu, lộng lẫy. Ra tới cửa biển, nhiều tàu khác tiếp tục gia nhập đoàn diễu hành. Hàng trăm tàu đủ mọi kích cỡ, công suất, được trang
trí rực rỡ, hàng nghìn người trên boong tàu vẫy cờ hoa tạo nên một khung cảnh đầy màu sắc sống động cả một vùng cửa biển rộng lớn.
Trên đường diễu hành, nếu gặp Cá Ông phun nước (Ông dội) thì đoàn tàu quay trở về ngay. Nếu không gặp thì đoàn tàu tiếp tục ra khơi và sau đó chủ lễ vái, đọc lời nguyện cầu. Thường thì cách đất liền một, hai hải lý, chủ lễ sẽ làm lễ “xin keo”. Xin được keo tức là đã gặp “Ông” và rước “Ông” về. Các nghi lễ sẽ tiếp tục diễn ra tại lăng đến tận khuya.
Cũng như lễ nghinh Ông tại các địa phương khác, Lễ hội nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội cầu ngư với mong muốn cầu cho biển lặng, gió hòa, ngư dân làm ăn may mắn, phát đạt, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
98. Lễ hội Kỳ Yên đình Tân Lân (Đồng Nai)
Lễ hội Kỳ Yên đình Tân Lân được tổ chức vào
ngày 23, 24 tháng Mười âm lịch hằng năm, nhằm tưởng niệm ngày mất của Đức ông Trần Thượng Xuyên - Thành Hoàng làng, vị dũng tướng dưới thời Nguyễn đã có công giúp triều đình dẹp loạn, giữ yên bờ cõi, cũng là người có công khai khẩn vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa, mở mang các ngành nghề nông nghiệp, thương nghiệp.
Đình Tân Lân là một di tích kiến trúc bề thế và uy nghiêm, tọa lạc giữa vùng dân cư đông đúc, trên đường Nguyễn Văn Trị, thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đình Tân Lân được xây dựngtừ thời vua Minh Mạng (1820-1840), hiện nay khuôn viên đình rộng gần 3.000m2, có lối
kiến trúc theo dạng chữ “Tam” gồm tiền đình - chính điện - hậu cung. Phần mái tiền đình là một công trình nghệ thuật đặc sắc với những mảng tranh gốm sứ, hàng trăm tượng người và vật thể hiện nhiều điển tích sinh động. Bên trong tiền đình, trên các xà ngang được chạm trổ theo nhiều chủđề như: dơi, đào, hoa, lá, biểu trưng cho phước thọ, trường tồn. Chính điện được bài trí các ban thờ, hoành phi, câu đối, các hàng cột bằng gỗ lim lớn được chạm khắc tinh tế, có giá trị nghệ thuật cao. Giữa chính điện thờ là tượng Trần Thượng Xuyên uy nghiêm ngự trên ngai sơn son thếp vàng. Đặc biệt, tại chính điện còn lưu giữ sắc thần của vua TựĐức ngũ niên ban cho Trần Thượng Xuyên. Hậu cung được chia thành ba gian, chính giữa thờ Tiên Sư, hai bên thờ Tiền Thứ Việt Nam và Tiền Thứ Trung Hoa. Ngoài ra, hệ thống phối tự trong đình cũng rất phong phú: thờ Bà Thiên Hậu, Quan Công, tả ban, hữu ban, tiền hiền, hậu hiền, thái giám, bạch mã… Đình đã được xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Lễ hội Kỳ Yên tổ chức tại đình Tân Lân diễn ra với nhiều hoạt động như: lễ nhập đoàn, lễ cung thỉnh sắc ông, lễ thiện sanh, lễ cúng tiên yết, lễ xây chầu đại hội, lễ hạ đài. Ngoài phần Lễ, phần Hội cũng diễn ra nhiều hoạt động như: hát tuồng; múa lân... Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sản xuất phát triển, nhân dân
ấm no, đồng thời cũng là dịp để dân làng họp mặt, trao đổi công việc gia đình, làm ăn buôn bán, kinh nghiệm lao động sản xuất, mùa màng.