Lễ hội Kỳ Yên ở Gò Công Tây (Tiền Giang)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 87 - 89)

Lễ hội Kỳ yên (tức lễ hội Cầu an) được tổ chức

từ ngày 14 đến 16 tháng Mười hai âm lịch hằng năm tại đình Vĩnh Bình ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Đây được xem là nơi tổ chức Lễ hội Kỳ Yên lớn nhất tỉnh Tiền Giang.

Tương truyền, năm Giáp Thìn 1904, vùng Gò Công tan tác bởi cơn bão lớn, sau đó là trận đại dịch. Dân làng lập “Ðàn tràng” để cầu an. Thầy pháp dựng bài vị Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo để xua đuổi âm binh, cô hồn quấy phá. Nay tượng Ðức Thánh Trần vẫn dựng trong sân đình. Năm 1979, đình tạm dời về miếu Bà (miếu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na). Ngôi đình hiện nay do bà Sáu Biếu, một người dân trong vùng, bỏ tiền ra xây dựng năm 1995.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, đường phố thị trấn Vĩnh Bình nhộn nhịp hẳn lên. Nhà nhà đều dọn dẹp tươm tất, chưng mâm ngũ quả trước cửa nhà đểđón rước “sắc thần”. Từ chiều ngày 14 tháng Chạp, đội lân rồng của đình cung thỉnh “Bàn các ấp” của thị trấn về ngôi đình, để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miếu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương. Trên bàn là các phẩm vật nông nghiệp, được các nghệ nhân làm thành những hình tượng tứ linh trông rất sinh động

người Miên. Do bị ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và mất ở đó. Sau này, triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong bà là Linh Sơn Thánh Mẫu.

Hằng năm, sau Tết Nguyên đán, tiết xuân mát mẻ, người dân Tây Ninh tưng bừng mở hội đón xuân ở núi Bà. Đây được coi là lễ hội lớn nhất ở Tây Ninh. Bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng âm lịch, du khách

đến núi Bà để du xuân, tham dự lễ hội cũng như chiêm ngưỡng vẻđẹp thiên nhiên của núi Bà.

Bên cạnh đó, Lễ hội vía Bà cũng được tổ chức hằng năm vào các ngày 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch

(chính hội vào mùng 5). Vào lúc 0 giờ đêm mùng 3 rạng mùng 4, lễ tắm Bà (lễ mộc dục) được tổ chức trang nghiêm tại điện thờ. Lúc này cửa điện được đóng kín, không có khách bên ngoài tham dự. Điều hành lễ tắm Bà là một phụ nữ cao tuổi. Lễ tắm Bà được thực hiện ba lần khăn lau, khăn phải được xông hương, tắm Bà bằng nước thơm nấu các loại hoa: sen, lài, sứ, quế... do các lễ sĩ dâng lên. Lễ sĩ là những thiếu nữ được chia thành cặp trong các bộ xiêm y đẹp lộng lẫy, chân bước nhẹ, nhịp nhàng “đăng đài” theo bộ “chữ Tâm” trong tiếng nhạc lễ. Tắm xong, người ta thay xiêm y cho Bà, rồi lần lượt lạy Bà. Lúc bấy giờ nhang đèn trong điện được thắp sáng, mở cửa điện cho khách vào lễ. Trong ngày chính hội, từ sáng tinh mơ cho đến tối, khói hương nghi ngút ở các ban thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Chúa xứ, ban thờ Phật, hộ pháp,…

Ngoài điện thờ chính thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, Khu Di tích danh thắng núi Bà còn có nhiều hang động, đền đài, am miếu thờ Phật, tiên, thánh và nhiều vịthần linh.

109. Lễ hội Kỳ Yên ở Gò Công Tây (Tin Giang)

Lễ hội Kỳ yên (tức lễ hội Cầu an) được tổ chức

từ ngày 14 đến 16 tháng Mười hai âm lịch hằng năm tại đình Vĩnh Bình ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Đây được xem là nơi tổ chức Lễ hội Kỳ Yên lớn nhất tỉnh Tiền Giang.

Tương truyền, năm Giáp Thìn 1904, vùng Gò Công tan tác bởi cơn bão lớn, sau đó là trận đại dịch. Dân làng lập “Ðàn tràng” để cầu an. Thầy pháp dựng bài vịÐức Thánh Trần Hưng Ðạo để xua đuổi âm binh, cô hồn quấy phá. Nay tượng Ðức Thánh Trần vẫn dựng trong sân đình. Năm 1979, đình tạm dời về miếu Bà (miếu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na). Ngôi đình hiện nay do bà Sáu Biếu, một người dân trong vùng, bỏ tiền ra xây dựng năm 1995.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, đường phố thị trấn Vĩnh Bình nhộn nhịp hẳn lên. Nhà nhà đều dọn dẹp tươm tất, chưng mâm ngũ quả trước cửa nhà đểđón rước “sắc thần”. Từ chiều ngày 14 tháng Chạp, đội lân rồng của đình cung thỉnh “Bàn các ấp” của thị trấn về ngôi đình, để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miếu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương. Trên bàn là các phẩm vật nông nghiệp, được các nghệ nhân làm thành những hình tượng tứ linh trông rất sinh động

để cúng tạ Thành Hoàng. Sau đó là lễ đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rồi lại đưa linh vị thần trở về đình (do quan niệm Thánh Mẫu rất thiêng, nên mỗi lần cúng đình phải làm lễ viếng Bà tại miễu, đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế Bà rất long trọng, rồi mới đưa linh vị thần trở vềđình an vị).

Ngày 15 diễn ra các lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, vong linh anh hùng liệt sĩ, đến nửa đêm thì cúng tế thần. Suốt ngày 16, dân làng đến dâng lễ vật (thịt, xôi, bánh, trái...) cùng khách thập phương đến cúng tế và tham gia các hoạt động của lễ hội. Ðội rồng không ngớt mua vui. Khi mặt trời sắp lặn, đội rồng đi quanh chợ, chúc mọi người phát đạt, thịnh vượng. Nửa đêm, lễ tống gió được tiến hành. Những con tàu bằng giấy bóng kính, trang trí cầu kỳ, thắp những cây đèn cầy được thả trôi sông cùng các nghi lễ tống gió độc, xui xẻo ra biển. Bên cạnh phần Lễ là phần Hội với các trò chơi dân gian kéo dài suốt ba ngày như: đẩy cây, bịt mắt đập nồi, bắt vịt trên sông, ngâm thơ, múa lân, ra câu hò, câu đối, v.v..

Lễ hội Kỳ Yên ở Gò Công Tây mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng đất nông nghiệp đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay, nhằm đánh dấu một năm yên ổn, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng thắng lợi, bội thu...

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)