Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 57)

Hằng năm, vào ngày 1 tháng Bảy dương lịch,

nhân dân tỉnh Bến Tre lại tổ chức tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tại cụm đền thờ, mộ nhà thơ ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tuy không sinh ra ở Bến Tre nhưng đã dành phần lớn cuộc đời sống và lao động nghệ thuật tại mảnh đất này. Ông vừa là thầy thuốc, nhà giáo, lại vừa là nhà thơ với nhiều tác phẩm thơ ca yêu nước đặc sắc, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong đồng bào Bến Tre về phương diện nhân cách, tư tưởng, văn chương. Sau khi ông mất, khu mộ và đền

thờ Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng, đặt tại ấp Giồng Cụt, xã An Đức, huyện Ba Tri.

Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu được tổ chức theo đúng nghi thức lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc, đây cũng là lễ hội truyền thống văn hóa của tỉnh nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ đi sau.

Phần Lễ của Lễ hội gồm lễ dâng hương và lễ mít tinh tại Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi bài

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xướng lên trong không khí trang nghiêm là các hoạt cảnh diễn lại tích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trong tác phẩm Lục Vân Tiên nổi tiếng của nhà thơ.

Phần Hội cũng không kém phần sôi nổi với nhiều hoạt động như: bốc thuốc miễn phí, thi nấu ăn, kéo co, đập niêu, biểu diễn trống hội, liên hoan đờn ca tài tử, thi hóa trang các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên, ngâm thơ, múa lân, thi đấu võ thuật,…

Khách hành hương viếng Cụ ngày thường vốn đã đông, vào ngày lễ hội lại càng đông hơn. Ngày này cũng được chọn là Ngày hội truyền thống văn hóa của tỉnh Bến Tre.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)