Lễ giỗ đức khai trấn Mạc Cửu được nhân dân thị xã Hà Tiên long trọng tổ chức hằng năm trong ba ngày, từ ngày 25 đến 27 tháng Năm âm lịch. Mạc Cửu là người có công đầu trong việc khai phá nên vùng đất Hà Tiên cách đây đã hơn 300 năm. Mùa
ngợi công đức của các bậc tiền nhân hay cầu khẩn đất trời cho “quốc thái, dân an”, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu,...Phần Hội là những tiết mục múa hát, trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật rất phong phú.
100. Lễ giỗ Trần Hưng Đạo (TP. Hồ Chí Minh)
Thờ cúng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian phổ biến trong nhân dân cả nước. Ở miền Nam, tại nhiều địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Đà Lạt, Mỹ Tho, Bạc Liêu, An Giang,... đều có đền thờ và tượng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều nơi thờĐức Thánh Trần.
Trong số các đền thờĐức Thánh Trần ở Thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật nhất là đền thờ tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1. Đền được xây dựng năm 1932. Ban đầu, đền xây dựng đơn sơ, có quy mô nhỏ bé. Năm 1958, đền được mở rộng và xây cất khang trang, to đẹp hơn. Đền được xây theo kiến trúc chữ “Đinh”, giống căn nhà ba gian hai chái phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Dù mang dáng dấp kiến trúc hiện đại nhưng đền vẫn kế thừa những đặc trưng kiến trúc của đền chùa cổ ở miền Bắc với cổng tam quan, trụđăng và bộ mái hai nếp với những đầu đao uốn cong thanh thoát.
Nội thất của đền được bố trí thành nhiều gian, có gian chính thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng họ hàng thân tộc, có gian thờ các vị anh hùng hào
kiệt đời Trần có công giết giặc cứu nước như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, có gian sinh hoạt thường ngày, gian khách lễ bái. Bên trong đền có nhiều hoành phi, câu đối, tượng tròn, phù điêu ca ngợi những chiến công hiển hách chống quân xâm lược của Trần Hưng Đạo cùng các tướng lĩnh.
Lễ giỗ tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo diễn ra trong ba ngày từ 19 đến 21 tháng Tám âm lịch,
chính hội nhằm ngày 20, là ngày giỗ Đức Thánh Trần với nhiều nghi thức trọng thể bao gồm: nam tế, nữ tế, nghi thức hát chầu văn ca ngợi công đức của Đức Thánh Trần. Sau phần Lễ là phần Hội với nhiều hoạt động phong phú như: tổ chức chơi cờ người, múa hát dân tộc…
Ngoài ra, hằng năm, đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo còn tổ chức nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội mừng xuân vào đêm Giao thừa và mùng 1, 2, 3 Tết Nguyên đán; Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch; Ngày Thánh đản mùng 10 tháng Chạp,... Vào những dịp này thường có múa lân, tế lễ cổ truyền, thi vật, võ cổ truyền, ca nhạc dân tộc... và thường xuyên tổ chức hội thảo về các chiến công thời Trần.
101. Lễ giỗđức khai trấn Mạc Cửu (Kiên Giang)
Lễ giỗ đức khai trấn Mạc Cửu được nhân dân thị xã Hà Tiên long trọng tổ chức hằng năm trong ba ngày, từ ngày 25 đến 27 tháng Năm âm lịch. Mạc Cửu là người có công đầu trong việc khai phá nên vùng đất Hà Tiên cách đây đã hơn 300 năm. Mùa
thu năm Mậu Tý 1708, ông dâng biểu xưng thần, thuần phục chúa Nguyễn xin sáp nhập đất Hà Tiên vào nước Đại Việt. Ghi nhận công lao to lớn của Mạc Cửu, ngay sau khi ông qua đời, Triều đình nhà Nguyễn đã truy phong cho ông tước vị “Khai trấn Thượng Trụ Quốc, Đại tướng quân Vũ nghị công”. Sau đó, vào năm Minh Mạng thứ 3, vua Minh Mạng đã ban sắc tiếp tục truy phong thêm tước vị cho ông là Thụ công - Thuận nghĩa - Trung đẳng thần. Tưởng nhớ công lao của Mạc Cửu, lễ giỗ của ông được nhân dân tổ chức hằng năm. Để ghi nhớ công lao của ông, sau khi ông mất, nhân dân Hà Tiên đã lập đền thờ phụng và tổ chức lễ giỗ ông hằng năm.
Phần Lễ diễn ra tại đền thờ họ Mạc dưới chân núi Bình San và công viên tượng đài Mạc Cửu, gồm các nghi lễ truyền thống như: rước Sắc Thần, lễ cúng tế chánh bái, đọc sắc phong, lễ cúng Tiền hiền Hậu hiền... Tâm điểm của phần Lễ là nghi thức Lễ thỉnh sắc. Điểm xuất phát của lễ thỉnh sắc bắt đầu từ đền thờ họ Mạc đến tượng đài Mạc Cửu dưới chân núi Tô Châu.Phần Hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như: đua xe đạp, thi đấu cờ tướng, biểu diễn võ thuật, biểu diễn lân sư rồng, biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian…
Với những hoạt động phong phú và đa dạng, lễ giỗđức khai trấn Mạc Cửu đã trở thành lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất Hà Tiên, thể hiện lòng tri ân đối với bậc tiền nhân có công khai khẩn và bảo vệ vùng đất Hà Tiên, giáo dục và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ.