Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, được tổ chức vào ngày 12
tháng Hai âm lịch hằng năm, tại làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn sự che chở của Bà cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước. Đây là một lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian, thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn và Vu Gia.
Sự tích về “Bà Thu Bồn” có nhiều truyền thuyết. Nhưng thuyết phục hơn cả là câu chuyện lưu truyền trong dân gian ở làng Thu Bồn như sau: Bà Thu Bồn hay còn gọi là bà Bô Bô - một nữ tướng của nhà Lê bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn thì ngã ngựa do tóc bà quấn vào chân ngựa, sau đó bà bị giặc giết. Bà đã được các vua triều Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, là Thượng đẳng thần.
Phần nghi lễ của Lễ hội Bà Thu Bồn gồm có lễ rước nước thiêng trên sông Thu Bồn, rước “Ngũ hành tiên nương” (5 vị nữ tướng dưới quyền, theo hầu Bà Thu Bồn trong cuộc chinh chiến) về lăng Bà để cúng tế, lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió
hằng năm tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm, tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào.
Trong ngày đầu tiên của Lễ hội (mùng 9 tháng Ba), cư dân trong vùng cùng nhau dọn vệ sinh, trang hoàng khu vực cúng tế, bày biện lễ vật trên các bàn thờ, khám thờ. Đến tối, các vị cao niên trong làng và đại diện các tộc họ có liên quan đến nghề Yến tập trung tại miếu tổ để cúng lễ túc, cáo trước với chư tổ, thần thánh về việc tế chính ngày mai.
Sáng mùng 10 tháng Ba, lễ nghinh thần, rước vọng được cử hành với kiệu thần được trang trí cờ hội lộng lẫy. Đoàn nghinh thần lần lượt đi qua khu vực các lăng, miếu thờ dọc thôn xóm để bái vọng, thỉnh mời các vị chư thần. Khi đoàn nghinh thần quay về thì chiêng trống trong miếu tổ bắt đầu nổi lên để chuẩn bị tiến hành lễ cúng âm linh. Lễ cúng âm linh diễn ra đúng theo trình tự các nghi thức cổ truyền, gồm có: xướng tế, có chính tế, tả hữu phân hiến, có cổ nhạc, đi gia lễ, đọc văn tế… Sau đó là lễ tế tổ nghề, chư vị thánh thần sông biển bảo trợ nghề theo nghi thức cổ truyền. Tiếp đến là nhiều hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian để tăng thêm không khí vui nhộn cho Lễ hội.
Phần Hội của Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú như: đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội hát bài chòi; đêm hội Cù Lao với các chương trình biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền; chợ ẩm thực Cù Lao Chàm
giới thiệu nhiều đặc sản biển: tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm - bào ngư,…
Lễ giỗ tổ nghề Yến là một lễ hội kết hợp nhiều loại hình văn hóa, tế lễ, hoạt động văn hóa nghệ thuật và ẩm thực, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
74. Lễ hội Bà Thu Bồn (Quảng Nam)
Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, được tổ chức vào ngày 12
tháng Hai âm lịch hằng năm, tại làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn sự che chở của Bà cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước. Đây là một lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian, thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn và Vu Gia.
Sự tích về “Bà Thu Bồn” có nhiều truyền thuyết. Nhưng thuyết phục hơn cả là câu chuyện lưu truyền trong dân gian ở làng Thu Bồn như sau: Bà Thu Bồn hay còn gọi là bà Bô Bô - một nữ tướng của nhà Lê bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn thì ngã ngựa do tóc bà quấn vào chân ngựa, sau đó bà bị giặc giết. Bà đã được các vua triều Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, là Thượng đẳng thần.
Phần nghi lễ của Lễ hội Bà Thu Bồn gồm có lễ rước nước thiêng trên sông Thu Bồn, rước “Ngũ hành tiên nương” (5 vị nữ tướng dưới quyền, theo hầu Bà Thu Bồn trong cuộc chinh chiến) về lăng Bà để cúng tế, lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió
hòa,... Lễ vật cúng bao giờ cũng có một con trâu và mâm xôi lớn. Trâu tế sau khi bị giết, không xẻ thịt hay nấu chín mà để nguyên con dâng lễ.
Cùng với các hoạt động tế lễ, phần Hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động văn hóa - thể thao hấp dẫn như: hát tuồng, hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp, hội hoa đăng trên sông Thu Bồn; thi kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (cả nam nữđều tham gia), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
Từ năm 2005 đến nay, Lễ hội Bà Thu Bồn được tỉnh Quảng Nam đưa vào chương trình lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản”.