Lễ hội Ok Om Bok, còn gọi là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp", là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng nói riêng, được tổ chức vào ngày 14 và 15
tháng Mười âm lịch hằng năm, nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng được hưởng hạnh phúc.
Tại Sóc Trăng, lễ Cúng Trăng được tiến hành tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi mà ánh trăng không bị che khuất. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn để bày lễ vật. Lễ vật gồm có: cốm nếp, các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn), hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn thần Mặt Trăng, bày tỏ sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.
Sau khi hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Một cụ già dùng
Nhật Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Không giết được ông, người Pháp bắt mẹ ông làm con tin và buộc ông phải ra nộp mình cứu mẹ. Vì chữ hiếu, ông phải sa vào tay giặc. Giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) vào ngày 27- 10-1868 khi ông mới 31 tuổi. Trước khi bị giặc giết, ông đã hiên ngang dõng dạc hô lớn: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Vì những chiến công cũng như lòng ngưỡng mộ khí chất hiên ngang của ông nên hầu như người dân các tỉnh Nam Bộđều lập đình thờ ông.
Ởđình thần Nguyễn Trung Trực tại Sóc Trăng, mỗi năm tổ chức lễ cúng hai lần: ngày giỗ Nguyễn Trung Trực (28 tháng Tám âm lịch) và cúng Kỳ yên cầu cho quốc thái, dân an (từ ngày 15 đến 18 tháng Ba âm lịch).
Dịp cúng Kỳ yên được tổ chức lớn nhất với các hoạt động diễn ra trong bốn ngày. Về phần Lễ, ngày đầu tiên (ngày 15) thỉnh sắc thần và thỉnh mời Năm Ông và Ông Bổn (các vị thần, thánh được thờ trong đình, miếu của cộng đồng Hoa tại thị trấn Long Phú) đến dự hội. Sắc thần được thỉnh từ nhà ông kế hiền (một chức sắc của Ban Hội đình được giao nhiệm vụ bảo quản và thờ phượng sắc thần) vềđình dự hội. Ngày 16 là ngày lễ chính, diễn ra các hoạt động khai mạc, nghi thức cúng theo phong tục cổ truyền và hành lễ xây chầu. Ngày thứ ba tổ chức nghi thức cúng lần thứ hai, cúng tưởng niệm tử sĩ, Hậu hiền và những người có công bảo vệđình. Ngày thứ tư nhật thanh tài chính (công khai tài chính).
Về phần Hội, trong ba đêm từ 16 đến 18 đều tổ chức hát tuồng, trước là để các ông xem, sau là phục vụ bà con. Các hoạt động của lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong huyện, tỉnh và các huyện, tỉnh lân cận, đồng thời còn có sự chung vui của cộng đồng người Khmer và người Hoa.
106. Lễ Ok Om Bok và hội đua ghe ngo (Sóc Trăng)
Lễ hội Ok Om Bok, còn gọi là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp", là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng nói riêng, được tổ chức vào ngày 14 và 15
tháng Mười âm lịch hằng năm, nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng được hưởng hạnh phúc.
Tại Sóc Trăng, lễ Cúng Trăng được tiến hành tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi mà ánh trăng không bị che khuất. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn để bày lễ vật. Lễ vật gồm có: cốm nếp, các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn), hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn thần Mặt Trăng, bày tỏ sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.
Sau khi hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Một cụ già dùng
một tay nhúm ít cốm và lễ vật khác, đút vào miệng từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lộc; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.
Tại các ngôi chùa Khmer, vào đêm 14 tháng Mười còn có tục thảđèn nước trên sông và thảđèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, việc thảđèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc.
Sau ngày tổ chức lễ Cúng trăng, tục đua ghe ngo - hoạt động đặc sắc nhất trong phần hội, thường diễn ra trên sông Maspéro (thành phố Sóc Trăng) - được tiến hành. Đây là nghi thức truyền thống để tiễn đưa thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo để tưởng nhớ truyền thuyết thần Rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Tham gia cuộc đua có hàng chục đội đua đến từ nhiều địa phương trong tỉnh hoặc khu vực. Thông thường, các đội đua được chia thành hai nhóm: nhóm đã được xếp hạng từ mùa giải trước và các nhóm còn lại. Ghe ngo là một miếng gỗ độc mộc, dài khoảng 22-24m, ngang 1,2m, có sức chở 50- 60 tay bơi. Ngày nay, do không còn thân gỗđộc mộc lớn để làm nên ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Mũi và lái của ghe đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có
hình con thú biểu trưng cho ghe của mình. Dưới lườn ghe, người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu (đonxanh tuôk) nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe vọt khi bơi. Cuộc đua ghe ngo thường được tổ chức cho hai chiếc (một cặp) trong một lần. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.
Hội đua ghe ngo được tổ chức hằng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây còn có đội ghe ngo của nhiều địa phương đến tham gia như: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm chí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Campuchia.