Lễ hội Ok Om Bok (Trà Vinh)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 91 - 93)

Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp", được tổ chức vào ngày 14 và 15

tháng Mười âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ (tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng), nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng được hưởng hạnh phúc. Tại tỉnh Trà Vinh, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức tại Khu di tích danh thắng cấp quốc gia Ao Bà Om, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự.

Đối với người Khmer, mặt trăng được xem như một vị thần điều tiết mùa màng, phù hộ cho dân làm kinh tế khá giả trong năm, nên trong ngày này, mọi nhà đều tham gia lễ Cúng Trăng. Việc chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành trước đó cả tháng. Một trong những công việc chuẩn bị cho lễ hội là việc dựng cổng tre, trúc. Cổng được làm bằng hoa lá với 2 cây tre, trúc làm trụ và lá dừa làm vòm ngang. Phía trên cổng, người Khmer giăng một dây trầu 12 lá được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau 7 trái, vỏ được tước ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Dưới

sắc, lễ cúng tiên sư, lễ thỉnh cỗ bánh, lễ thỉnh vong trên bộ, lễ thỉnh vong lạc thủy, lễ ra giàn thí cúng cầu an. Trong đó, lễ thỉnh vong lạc thủy và lễ ra giàn thí cúng cầu an duy nhất chỉ ở Lăng Ông Nam Hải Gò Công Đông mới có. Giàn thí cúng cầu an gồm nhiều cây tre khô vót nhọn, treo đầy các gói nhỏ đựng tiền, bánh, kẹo,… Phía dưới là hàng chục mâm trái cây, xôi, gà và hàng mã. Trong ánh đèn đủ màu, cờ hoa rực rỡ, chủ tế thắp hương khấn bái, sau đó sư tăng đọc kinh cầu siêu cho các vong linh bỏ thân nơi biển cả. Nhạc lễ nổi lên tiễn vong, lân sư rồng múa biểu diễn, dứt nhạc lễ là lúc xô giàn thí, trẻ em người lớn tranh nhau giành lấy từ giàn thí một món bất kỳ, tạo nên một cảnh tượng huyên náo.

Đến sáng mùng 10, lễ nghinh Ông được tổ chức rất long trọng với các ghe thuyền trang hoàng cờ lọng, múa lân - sư - rồng, lễ vật chuẩn bị ra biển. Lễ được tiến hành từ 7 đến 9 giờ sáng trên cửa sông Soài Rạp, đoạn từ ấp Lăng, thị trấn Vàm Láng đến Rạch Bùn, xã Tân Điền. Sau đó, dù là người quen hay không quen cũng được lên tàu ra biển để tiếp tục thực hiện lễ cúng tế Ông. Đoàn gồm một vị chánh tế, 2 vị bồi tế, 4 vị văn ban, 18 vị võ ban, 4 kép 4 đào, ban nhạc lễ, đội lân. Lễ vật được đem cúng không thể thiếu: lợn quay, xôi, rượu, hương, hoa, trà, quả, bánh, trái, các sản vật dưới biển. Sau khi phần lễ cúng tế ngoài biển kết thúc, đoàn thuyền quay về và tiến hành một số nghi thức tại Lăng Ông.

Phần Hội chủ yếu là do các đoàn hát bội được mời về xây chầu để diễn các tuồng tích xưa tại võ ca

của lăng để người dân thỏa sức xem hát, ăn uống, vui chơi. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian mang đặc trưng của biển như: đua ghe, kéo co, đẩy cây, bơi lội, đá bóng, trèo cột mỡ, bắt vịt,… thu hút rất đông người tham gia.

111. Lễ hội Ok Om Bok (Trà Vinh)

Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp", được tổ chức vào ngày 14 và 15

tháng Mười âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ (tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng), nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng được hưởng hạnh phúc. Tại tỉnh Trà Vinh, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức tại Khu di tích danh thắng cấp quốc gia Ao Bà Om, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự.

Đối với người Khmer, mặt trăng được xem như một vị thần điều tiết mùa màng, phù hộ cho dân làm kinh tế khá giả trong năm, nên trong ngày này, mọi nhà đều tham gia lễ Cúng Trăng. Việc chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành trước đó cả tháng. Một trong những công việc chuẩn bị cho lễ hội là việc dựng cổng tre, trúc. Cổng được làm bằng hoa lá với 2 cây tre, trúc làm trụ và lá dừa làm vòm ngang. Phía trên cổng, người Khmer giăng một dây trầu 12 lá được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau 7 trái, vỏđược tước ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Dưới

cổng trúc, các lễ vật Cúng Trăng được đặt ngay ngắn để tỏ lòng thành kính dâng tới thần Mặt Trăng. Lễ vật Cúng Trăng có: cốm dẹp, khoai lang, khoai môn, trái cây (chuối, dừa, cam, quýt...), bánh kẹo...

Công việc chuẩn bị lễ vật phải hoàn tất trước ngày Lễ hội. Đến đêm 14 trăng tròn hoặc 15 khi trăng lên cao (ngày chính của lễ hội), dân làng tập trung ở sân chùa hoặc sân nhà, hướng về phía mặt trăng để làm lễ. Chủ lễ là người cao tuổi nhất trong phum, sóc hoặc trong nhà, khấn vái bày tỏ lòng biết ơn của con người đối với thần Mặt Trăng, xin thần Mặt Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng tươi tốt.

Sau khi cúng xong là lễĐút cốm dẹp. Chủ lễ sẽ đút cốm dẹp cho các em nhỏ và vỗ nhẹ vào lưng vài lần đồng thời hỏi những mong muốn của các em. Người Khmer tin rằng, các ước muốn của trẻ nhỏ sẽ là niềm tin và động lực cho người lớn vào năm tới.

Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, nghi lễ Cúng Trăng xong cũng là lúc các hoạt động phần Hội được bắt đầu, đặc sắc nhất là tục đua ghe ngo. Ðây là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần Rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗđểđưa Phật qua sông. Cuộc đua ghe ngo diễn ra tưng bừng và náo nhiệt với sự tham gia của các đội đua đến từ nhiều địa phương trong tỉnh hoặc trong khu vực. Ðua ghe ngo dần đã trở thành một sự kiện văn hóa, thể thao mang tính truyền thống của người dân Khmer. Ngoài ra, phần

Hội còn nhiều hoạt động khác như: kéo co, đập nồi đất, nhảy bao, đẩy gậy, bóng chuyền, leo cây dầu, thảđèn nước...

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 2 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)