Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dƣới tác động của chọn lọc

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 101)

, IB IO (i) Các alen này có tần số tƣơng ứng là p q r phân bố các kiểu gen nhƣ sau:

8.1.3.Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dƣới tác động của chọn lọc

Chọn lọc cũng là một áp lực thƣờng xuyên xảy ra với mọi quần thể sinh vật, ở mọi lúc, mọi nơi. Chọn lọc thƣờng đƣợc chia làm hai nhóm: Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Chọn lọc tự nhiên là quá trình sống vƣợt qua của các nhóm cá thể nào đó mà có

các kiểu gen đảm bảo cho chúng khả năng thích ứng với điều kiện môi trƣờng cao hơn, chúng tái sản đời con mạnh hơn các nhóm khác. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tiến hóa khốc liệt nhất, bởi vì chỉ có nó mới có thể giải thích đƣợc bản chất thích nghi, tính đa dạng (diversity) và có tổ chức cao của các sinh vật. Quan niệm về chọn lọc tự nhiên nhƣ là quá trình nền tảng, là động lực của sự biến đổi tiến hóa do Charles Darwin và Alfred Russel Wallace độc lập đƣa ra năm 1858. Lý luận tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên đã đƣợc phát triển đầy đủ, với chứng cứ ủng hộ xác đáng đƣợc trình bày trong cuốn Nguồn gốc các loài do Darwin xuất bản năm 1859.

Theo Hartl et al. (1997), trên quan điểm thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có thể hình dung chọn lọc tự nhiên xảy ra dựa trên ba điểm chính: (1) Ở mọi sinh vật, đời con đƣợc sinh ra nhiều hơn số sống sót và sinh sản; (2) các cá thể khác nhau về khả năng sống sót và sinh sản và phần lớn những khác biệt này là do kiểu gen; (3) trong mỗi thế hệ, các kiểu gen sống sót sẽ sinh sản nhiều hơn và quyết định sự phân bố lại các kiểu gen ở thế hệ sau. Hậu quả là, các alen tăng cƣờng sự sống sót và sinh sản sẽ gia tăng tần số từ thế hệ này sang thế hệ khác, và quần thể đó sẽ ngày càng sống sót và sinh sản tốt hơn với môi trƣờng của nó.

Trên quan điểm đó, chọn lọc tự nhiên được định nghĩa là sự sống sót và sinh sản

biệt hóa của các kiểu gen.

Hình 8.4. Các dạng chọn lọc

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 101)