100 𝑥 𝑦+𝑚
6.1.4.1. Gen ở bê nX không có tương đồng với bê nY
Trƣờng hợp gen ở bên X không có tƣơng đồng bên Y có thể xem ví dụ kinh điển về sự di truyền tính trạng màu mắt ở ruồi giấm của Moocgan năm 1910 (hình 6.8).
Phép lai thuận: Khi cho lai giữa ruồi đực mắt trắng này với ruồi cái mắt đỏ thuần
chủng, ở đời con F1 nhận đƣợc tất cả mắt đỏ (đúng nhƣ kỳ vọng alen mắt trắng là lặn). Sau khi cho tạp giao các ruồi F1 với nhau, ở F2 thu đƣợc 2.459 ruồi cái mắt đỏ, 1.011 ruồi đực mắt đỏ và 782 ruồi đực mắt trắng. Nhìn chung, tỷ lệ đỏ : trắng không gần với tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên, kết quả bất ngờ là tất cả các con ruồi mắt trắng đều là đực. Nhƣ vậy, tính trạng mắt trắng (lặn) của ruồi đực thế hệ xuất phát thể hiện ở một nửa trong tổng số ruồi đực ở quần thể phân ly F2 (tƣơng tự với trƣờng hợp trong di truyền: Ông → một nửa cháu trai).
Ở phép lai nghịch: Không quan sát thấy khác biệt về biểu hiện tính trạng ở ruồi
đực và ruồi cái trong quần thể phân ly F2. Tuy nhiên, ngay ở đời F1 đã quan sát thấy sự khác biệt, đó là toàn bộ ruồi cái thể hiện mắt đỏ giống bố và toàn bộ ruồi đực thể hiện mắt trắng giống mẹ. Hiện tƣợng này gọi là di truyền chéo (mẹ cho con trai, bố cho con gái) diễn ra ở tất cả thế hệ con – liên kết giới tính toàn phần.
Hình 6.8. Di truyền tính trạng màu mắt liên kết với giới tính ở ruồi giấm
Kết quả phép lai thuận cho thấy màu mắt đỏ là tính trạng trội, còn mắt trắng là tính trạng lặn. Quy ƣớc: A – mắt đỏ, a – mắt trắng. Vì ruồi mắt trắng F2 toàn là ruồi đực do đó nếu gen quy định màu mắt nằm trên NST thƣờng thì không giải thích đƣợc trƣờng hợp này. Hơn nữa kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau chứng tỏ gen quy định màu mắt không nằm trên nhiễm sắc thể thƣờng. Theo Moocgan, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X.
Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân ly của các cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh đã đƣa đến sự phân ly và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt (hình 6.8).