0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xác định tần số trao đổi chéo trường hợp các gen liên kết giới tính

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC THỰC VẬT: PHẦN 2 (Trang 70 -73 )

2. Phƣơng pháp xác định trật tự gen trên NST

6.2.3.2. Xác định tần số trao đổi chéo trường hợp các gen liên kết giới tính

Bài 15. Đem lai cặp ruồi giấm F1, thu đƣợc F2 có các loại kiểu hình nhƣ sau: Ruồi cái: 119 mắt đỏ, cánh bình thƣờng : 121 mắt đỏ, cánh xẻ

Ruồi đực: 76 mắt đỏ, cánh bình thƣờng; 79 mắt lựu, cánh xẻ; 47 mắt đỏ, cánh xẻ; 48 mắt lựu, cánh bình thƣờng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng mắt đỏ, cánh bình thƣờng là tính trạng trội. Các gen quy định các tính trạng liên kết với nhau.

b) Xác định kiểu gen của bố, mẹ và tần số trao đổi chéo?

Hướng dẫn:

Quy ƣớc: W – mắt đỏ > w – mắt lựu; B – cánh bình thƣờng > b – cánh xẻ

* Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:

– Về tính trạng màu sắc mắt: Hậu thế thu đƣợc tỷ lệ:

Giới đực (♂): mắt đỏ : mắt lựu = (76 + 47):(79 + 48) ≈ 1:1. Giới cái (♀): 100 % mắt.

Tính trạng màu sắc thân biểu hiện không đồng đều ở cả hai giới đực và cái (ruồi mắt lựu chỉ có ở giới đực). Do đó tính trạng màu sắc mắt di truyền liên kết với giới tính, gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể X.

Theo đề bài thì hai gen quy định 2 cặp tính trạng trên liên kết với nhau, do vậy gen quy định tính trạng hình dạng cánh cũng nằm trên nhiễm sắc thể X.

a) Nhƣ vậy, cả hai gen đều liên kết với giới tính và nằm trên nhiễm sắc thể X. b) Ở giới đực F2 xuất hiện 4 kiểu hình với tỷ lệ không đều nhau chứng tỏ hai gen quy định hai cặp tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn và xảy ra trao đổi chéo.

Xét ruồi đực mắt lựu, cánh xẻ, chiếm tỷ lệ 48/250 = 0,192 < ¼ (0,25) → kiểu gen của ruồi cái F1 ở trạng thái đẩy ( 𝑋𝑏𝑊𝑋𝐵𝑤). Ruồi cái F1 cho 4 loại giao tử là: 𝑋𝑏𝑊; 𝑋𝐵𝑤; 𝑋𝐵𝑊

và 𝑋𝑏𝑤, để sinh ra các ruồi cái F2 tất cả đều mắt đỏ và có ruồi cảnh xẻ thì kiểu gen của đực F1 phải là 𝑋𝑏𝑊𝑌.

Vì F1 đồng nhất nên P thuần chủng, vậy, có kiểu gen P: ♀ 𝑋𝑏𝑊𝑋𝑏𝑊 x ♂𝑋𝐵𝑤Y.

Tần số trao đổi chéo: rf = (47 + 48)/250 = 0,38 (38%).

Bài 16. Ở ngƣời, bệnh mù màu do alen lặn m ở nhiễm sắc thể X gây nên. Một phụ nữ bình thƣờng có bố bị bệnh mù màu đã lấy chồng bình thƣờng. Hãy xác định khả năng mắc bệnh mù màu ở con trai và con gái họ?

Nếu ngƣời phụ nữ trên lấy chồng bị bệnh mù màu thì khả năng xuất hiện bệnh ở con trai, con gái họ ra sao?

Bài17. Quan sát ở một thế hệ con thu đƣợc kết quả sau về bệnh mù màu: Một nửa số con trai bị bệnh, nửa kia binh thƣờng; một nửa số con bái bị bệnh, nửa kia bình thƣờng. Xác định tình trạng bệnh ở bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại của họ?

Bài 18. Gen trội B liên kết giới tính (nằm ở NST X) quy định màu lông vằn của gà, alen lặn b – không vằn. Dạng có mào do gen trội C quy định; c– không mào, gen này ở nhiễm sắc thể thƣờng. Hai gà vằn, có mào giao phối với nhau, trong đàn gà con xuất hiện gà mái lông vằn, không mào. Xác định kiểu gen của bố mẹ và phân ly kiểu hình ở đời con.

Bài19. Ở ruồi dấm dạng cánh bình thƣờng (dài) do gen trội vg+ quy định, alen lặn vg – cánh ngắn. Thân xám – y+ trội so với thân vàng – y. Ruồi đực thân vàng, cánh ngắn lai với ruồi cái thân xám cánh dài. Tất cả ruồi F1 thân xám, cánh dài. F2 thu đƣợc sự phân ly sau:

Ruồi đực: 29 thân xám, cánh dài : 11 xám, ngắn : 9 vàng, ngắn : 32 vàng, dài Ruồi cái: 58 thân xám, cánh dài : 21 thân xám, cánh ngắn.

Hãy đƣa ra sơ đồ giải thích kết quả trên?

Bài 20. Những bộ nhiễm sắc thể sau đây ở ruồi giấm: 3A+3X; 2A+3X; 3A+2X; 2A+2X; 2A+XXY; 2A+XO, cho thể hiện giới tính nào?

Bài 21. Ở ruồi dấm gen lặn v – mắt lựu và c – cánh xẻ liên kết với nhau (các alen trộ tƣơng ứng V – mắt đỏ, C – cánh bình thƣờng là các kiểu dại). Kết quả một tổ hợp lai cho các số liệu sau:

Ruồi cái: 100 – mắt đỏ, cánh bình thƣờng; 103 – mắt đỏ, cánh xẻ

Ruồi đực: 35 – mắt đỏ, cánh bình thƣờng; 71 – mắt lựu, cánh bình thƣờng; 65 – mắt đỏ, cánh xẻ; 30 – mắt lựu, cánh xẻ.

a) Các gen trên liên kết thƣờng hay giới tính? Giải thích? b) Xác định kiểu gen của bố, mẹ?

c) Xác định tần số trao đổi chéo?

YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN

– Phân biệt quy luật phân ly độc lập của Mendel và hiện tƣợng liên kết gen? – Nắm vững phƣơng pháp xác định tần số trao đổi chéo, ứng dụng để thiết lập bản đồ di truyền?

– Nắm vững cơ sở lý thuyết để giải quyết các câu hỏi và bài tập về phân tích di truyền trƣờng hợp các gen liên kết?

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC THỰC VẬT: PHẦN 2 (Trang 70 -73 )

×