Di truyền liên kết với giới tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 53 - 54)

100 𝑥 𝑦+𝑚

6.1.4.Di truyền liên kết với giới tính

Bộ nhiễm sắc thể của các loài sinh vật bao gồm các nhiễm sắc thể thƣờng (ký hiệu là các nhiễm sắc thể A) tồn tại thành từng cặp tƣơng đồng giống nhau ở cả hai giới và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Trong đó, một giới có nhiễm sắc thể giới tính giống nhau – XX (gọi là cặp tƣơng đồng), nó tạo ra một kiểu giao tử (đồng giao tử là X), còn giới tính kia có hai nhiễm sắc thể giới tính khác nhau – XY (không tƣơng đồng hoàn toàn), nó tạo ra hai kiểu giao tử (dị giao tử là X và Y). Vì vậy sau khi thụ tinh, hậu thế luôn có khuynh hƣớng phân ly giới tính theo tỷ lệ 1 : 1. Đây là tỷ lệ ổn định hợp lý qua nhiều thế hệ để bảo tồn nòi giống.

Trên nhiễm sắc thể giới tính ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thƣờng. Sự di truyền của những tính trạng mà gen quy định chúng nằm trên đôi nhiễm sắc thể giới tính gọi là sự di truyền liên kết với giới tính.

Hình 6.7. Cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở ngƣời

Hai nhiễm sắc thể giới tính X và Y là hai nhiễm sắc thể không tƣơng đồng hoàn toàn và có bản chất khác nhau. Trong khi nhiễm sắc thể X thƣờng rất lớn và mang nhiều gen kiểm soát chủ yếu các tính trạng thƣờng, thì nhiễm sắc thể Y lại rất bé và chứa ít gen. Một số gen ở bên X không có alen tƣơng ứng ở bên Y, ngƣợc lại một số gen ở bên

Y lại không có alen tƣơng ứng ở bên X. Số gen còn lại có cả bên X và bên Y. Nhƣ vậy, ở đôi XY có ba vùng nhiễm sắc thể: Vùng tƣơng đồng cho cả hai, vùng đặc trƣng cho X, vùng đặc trƣng cho Y (hình 6.7). Tùy thuộc vào vị trí của gen nằm ở phần nào trong ba phần nêu ở trên của nhiễm sắc thể giới tính mà đặc điểm liên kết với giới tính của nó thể hiện khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 53 - 54)