AB/AB x ab/ab F 1 AB/ab

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 42 - 43)

F2. 9 (A– B–) 3 (A– bb) 3 (aaB– ) 1 (aabb – chiếm tỷ lệ 1/16) Fb: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1 (aabb – chiếm tỷ lệ 1/4) P. AB/AB x ab/ab F1. AB/ab GF1 : (AB = ab) F2.KG: 1 AB/AB: 2 AB/ab: 1 aa//bb KH: 3 (AB/ –) : 1 (aa/bb) Fb: 1AB/ab : 1ab/ab

Liên kết hoàn toàn không thu được tổ hợp gen mới

P. AB/AB x ab/ab F1. AB/ab F1. AB/ab GF1: (AB=ab) ≠ (aB = ab) F2 ≠ 9:3:3:1

Fb ≠ 1:1:1:1

Thu được kiểu gen mới, F2

với tỷ lệ khác quy luật Mendel (9:3:3:1)

* Trường hợp phân ly độc lập: Kiểu dị hợp tử F1 theo hai cặp gen độc lập (AaBb) tạo ra bốn kiểu giao tử với tỷ lệ tƣơng đƣơng (trong đó hai giao tử giống thế hệ xuất phát AB, ab và hai dạng giao tử tái tổ hợp Ab, aB có tỷ lệ bằng nhau). Có thể thấy rõ ở phép lai phân tích:

Fb: AaBb x aabb → 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb (ở đây kiểu hình đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ 1/4). Khi đó, ở quần thể phân ly F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 9 (A–B) : 3 (A–bb) : 3 (aaB–) : 1 (aabb). Trong đó, hai kiểu tái tổ hợp (khác thế hệ xuất phát) là (A–bb), (aaB–) chiếm tỷ lệ lớn (6/16), kiểu hình đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 1/16.

* Trường hợp liên kết hoàn toàn. Khi các gen nằm gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể (khoảng cách các gen nhỏ) thì lực liên kết giữa các gen lớn chúng đƣợc di truyền nhƣ một đơn vị, tạo nên một sự liến kết hoàn toàn (không xảy ra sự trao đổi chéo). Do vậy, trong giảm phân, theo sự phân ly của đôi nhiễm sắc thể tƣơng đồng, F1 tạo ra hai dạng giao tử có tỷ lệ ngang nhau là AB và ab.

Ở F2 có sự phân ly về kiểu gen là: 1𝐴𝐵

𝐴𝐵: 2𝐴𝐵

𝑎𝑏: 1𝑎𝑏

𝑎𝑏, phân ly kiểu hình 3 (AB/–): 1 (ab/ab). Hai kiểu hình giống thế hệ xuất phát phân ly theo 3:1 (giống nhƣ trƣờng hợp phân ly của một cặp tính trạng).

Ở thế hệ lai phân tích Fb kết quả chỉ cho hai kiểu hình với tỷ lệ 1 AB/ab: 1ab/ab (cũng giống nhƣ trƣờng hợp phân ly của một cặp tính trạng).

Nhƣ vậy, trƣờng hợp các gen liên kết hoàn toàn ở đời phân ly không thu được các

kiểu tái tổ hợp khác với thế hệ xuất phát.

* Trường hợp liên kết không hoàn toàn. Khi các gen nằm xa nhau trên cùng một nhiễm sắc thể (khoảng cách các gen lớn) thì lực liên kết giữa các gen nhỏ, giữa các gen trên đôi nhiễm sắc thể tƣơng đồng có thể xảy ra trao đổi chéo, điều đó cho thấy, sự thực đã xảy ra hiện tƣợng liên kết không hoàn toàn.

Kết quả, kiểu dị hợp tử F1 theo hai gen (AB/ab) tạo ra 4 loại giao tử, ngoài hai kiểu giao tử giống thế hệ xuất phát (kiểu liên kết) thu đƣợc các kiểu giao tử mới (tái tổ hợp – trao đổi chéo). Tuy nhiên, khác với trƣờng hợp phân ly độc lập, tỷ lệ của các loại

giao tử trong trƣờng này không tƣơng đƣơng nhau. Ở đây, tần số các kiểu tái tổ hợp (trao đổi chéo) luôn nhỏ hơn tần số các kiểu liên kết (nhỏ hơn 50%). Từ đó, bốn kiểu hình ở quần thể F2 có tỷ lệ hoàn toàn sai khác với trƣờng hợp các gen di truyền độc lập (khác với tỷ lệ 9:3:3:1). Kết quả ở thế hệ lai phân tích Fb cũng cho bốn kiểu hình giống trƣờng hợp phân ly độc lập, tuy nhiên tỷ lệ phân ly khác với 1:1:1:1.

Cần lƣu ý, kiểu dị hợp tử theo hai gen liên kết có hai trạng thái sắp xếp các gen trên đôi nhiễm sắc thể tƣơng đồng đó là trạng thái kết và trạng thái đẩy. Có thể phân biệt hai trạng thái này một cách dễ dạng nhƣ sau:

– Trạng thái kết (cis): Cách sắp xếp các alen trong đó hai alen trội nằm trên một nhiễm sắc thể và hai alen lặn trên chiếc kia (nói cách khác các alen trội nằm cùng phía nhau: AB/ab).

– Trạng thái đẩy (trans): Cách sắp xếp các alen trong đó hai alen trội nằm trên hai nhiễm sắc thể tƣơng đồng khác nhau, sao cho trong thể dị hợp kép chúng ở các ví trí chéo nhau (Nói cách khác các alen trội nằm khác phía nhau: Ab/aB).

Trạng thái kết Trạng thái đẩy

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 42 - 43)