0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Bài 6 PHÂN TÍCH DI TRUYỀN LIÊN KẾT, TRAO ĐỔI CHÉO VÀ THIẾT LẬP BẢN ĐỒ DI TRUYỀN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC THỰC VẬT: PHẦN 2 (Trang 41 -42 )

VÀ THIẾT LẬP BẢN ĐỒ DI TRUYỀN

Mục đích giúp người học trình bày được các kiến thức về sự phân ly nhiễm sắc thể và sự liên kết gen trong quá trình hình thành giao tử. Giải thích được cơ sở tế bào học và phân biệt các trường hợp liên kết gen, một số phương pháp xác định tần số trao đổi chéo và thiết lập bản đồ di truyền. Xác định được tần số xuất hiện kiểu gen, kiểu hình (quan tâm) tái tổ hợp ở quần thể phân ly trường hợp các gen di truyên liên kết.

6.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN VÀ XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO TRAO ĐỔI CHÉO

Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, quy luật phân ly độc lập của Mendel xảy ra khi các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau và đƣợc lý giải bằng sự phân ly ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong giảm phân. Tuy nhiên, dựa vào các kết quả nghiên cứu trên ruồi dấm (Drosophila melanogaster) năm 1910 Thomas Hunt Morgan đã nhận ra rằng, có nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Nhận định này đã sớm bổ sung và làm sáng tỏ cho các nguyên lý di truyền Mendel, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của di truyền học trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thuyết di truyền nhiễm sắc thể gồm các vấn đề cơ bản nhƣ sự di truyền của các tính trạng liên quan với giới tính, các kiểu di truyền liên kết của hai hay nhiều gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, cũng nhƣ một số phƣơng pháp cơ bản để thiết lập bản đồ di truyền ở các sinh vật.

6.1.1. Đặc điểm của di truyền liên kết gen

Trong cơ thể sinh vật có số lƣợng gen rất lớn, chúng nằm trên số lƣợng nhiễm sắc thể hạn chế. Vì vậy, mỗi nhiễm sắc thể đƣợc chứa nhiều gen, tạo thành một nhóm gọi là

nhóm gen liên kết. Nhóm gen liên kết có xu hƣớng cùng di chuyển với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Số nhóm liên kết gen tối đa bằng số cặp nhiễm sắc thể. Khi hai hay nhiều gen nằm trên một nhiễm sắc thể, chúng sẽ cùng di truyền với nhau gọi là sự di truyền liên kết. Các gen có thể liên kết với nhau trên nhiễm sắc thể thƣờng hay nhiễm sắc thể giới tính.

Sự di truyền độc lập của các gen quy định các tính trạng đƣợc đánh giá thông qua kết quả của phép lai phân tích, hoặc kết quả ở quần thể phân ly F2. Còn trƣờng hợp các gen liên kết thì sự di truyền của chúng nhƣ thế nào? Có đặc điểm gì khác biệt so với trƣờng hợp phân ly độc lập? Dựa vào đâu để phân biệt chúng? Để hiểu rõ hơn nội dung sẽ cùng so sánh, phân biệt ba trƣờng hợp dƣới đây và phân tích thế hệ lai dựa vào kết quả của phép lai phân tích; kết quả ở quần thể phân ly F2.

Bảng 6.1. So sánh trƣờng hợp phân ly độc lập và liên kết gen

Phân ly độc lập Liên kết hoàn toàn Liên kết không hoàn toàn P. AABB x aabb F1. AaBb

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH DI TRUYỀN HỌC THỰC VẬT: PHẦN 2 (Trang 41 -42 )

×