Đối với cây sinh sản vô tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 83 - 84)

4 Ngô Hạt khô Hạt phấn

7.2.2.Đối với cây sinh sản vô tính

Những cây sinh sản vô tính thƣờng ở trạng thái dị hợp tử, nên việc lai hoặc tự thụ phấn thƣờng dẫn đến sự phân ly mạnh mẽ và làm mất đi những tính trạng tốt ban đầu của giống. Vì thế, chúng là vật liệu thích hợp cho chọn giống đột biến nhằm tạo ra sự thay đổi ở một vài tính trạng nào đó. Vật liệu thích hợp trong trƣờng hợp này là những cây sạch bệnh.

Những cây sinh sản vô tính, qua xử lí bằng tác nhân phóng xạ và hóa học, trở thành thể khảm, các phần của cơ thể có kiểu gen không đồng nhất nếu tách chồi hoặc mô mang đột biến và nhân tố vô tính sẽ đƣợc thể đột biến.

Quy trình chọn lọc đột biến đối với cây sinh sản vô tính khác nhiều so với cây sinh sản hữu tính. Từ bộ phận bị xử lý ta chỉ thu đƣợc một số cá thể đột biến ở thế hệ sau. Vì thế, chọn giống đột biến ở nhóm cây này thƣờng chỉ bắt đầu từ M2V. Có thể tóm tắt quy trình phân lập và chộn lọc đột biến nhƣ sau (Vũ Đình Hòa và cs., 2005).

Bước 1. Xử lý đột biến các bộ phận sinh dƣỡng nhƣ mô phân sinh, gié hành củ,

cành giâm, v.v… bằng tia X, tia gamma, hoặc các tác nhân hóa học với liều lƣợng thích hợp.

Bước 2. Thế hệ M1V

Tìm sự phát triển thể khảm từ đỉnh sinh trƣởng hay mô phân sinh mầm nách. Cắt ngọn chồi M1V, ghép mắt...

Bước 3. Thế hệ M2V

Trồng vật liệu M1V. Xác định cành ghép, cành, cây đột biến vòng hay đồng nhất. Cắt bỏ chồi không đột biến.

Bước 4. Thế hệ M3V

Trồng vật liệu M2V. Kiểm chứng tính đồng nhất di truyền trong dòng đột biến. Tiếp tục phân lập đột biến soma và nhân cây đột biến. Đánh giá sơ bộ các thể đột biến.

Bước 5. Thế hệ M4V và các thế hệ tiếp theo

Đánh giá tính ổn định và sự đồng nhất của dòng vô tính ở M4V và các thế hệ sau. Tính đồng nhất và ổn định đƣợc đánh giá đối với các đặc điểm nông học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 83 - 84)