100 𝑥 𝑦+𝑚
6.2.1.4. Xác định tần số trao đổi chéo dựa vào kết quả phân ly ở F
Bài 2. Ở hoa cẩm chƣớng, dòng hoa đỏ, không thơm lai với dòng hoa màu trắng, thơm. F1 thu đƣợc tất cả hoa đỏ, không thơm. F2 cho kết quả phân ly sau: 492 hoa đỏ, không thơm: 125 hoa đỏ, thơm:130 hoa trắng, không thơm: 104 hoa trắng, thơm. Xác định quy luật di truyền của hai tính trạng trên. Tính tần số trao đổi chéo (nếu có)?
Hướng dẫn:
* Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng:
– Về tính trạng màu sắc hoa: Khi lai dòng cẩm chƣớng hoa đỏ, với dòng cẩm chƣớng hoa màu trắng. F1 thu đƣợc tất cả hoa đỏ → tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội. Quy ƣớc: A – hoa đỏ > a – hoa trắng.
Thế hệ lai F2 phân ly theo tỷ lệ: hoa đỏ: hoa trắng = (492 + 125) (130 + 104) ≈ 3:1. Tỷ lệ này nghiệm đúng định luật phân ly tính trạng của Mendel → kiểu gen của F1
là: Aa x Aa.
– Về tính trạng mùi thơm của hoa: Khi lai dòng cẩm chƣớng hoa không thơm lai với dòng cẩm chƣớng hoa thơm. F1 thu đƣợc tất cả hoa không thơm → tính trạng hoa không thơm là tính trạng trội. Quy ƣớc: B – không thơm > b – thơm
Hậu thế thu đƣợc tỷ lệ: không thơm : thơm = (492 + 130):(125 + 104) ≈ 3:1 (nghiệm đúng định luật phân ly tính trạng của Mendel) → kiểu gen của F1 là: Bb x Bb
* Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng:
Thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ (3:1)(3:1) = 9:3:3:1, cho thấy tỷ lệ này khác với kết quả đề cho (492:125:130:104) và thế hệ lai xuất hiện 4 kiểu hình. Điều đó chứng tỏ hai cặp tính trạng trên di truyền liên kết không hoàn toàn và xảy ra trao đổi chéo.
Xét kiểu hình đồng hợp lặn (hoa trắng, thơm), chiếm tỷ lệ 104/851 = 0,12 > 0,0625 (1/16) → kiểu gen của F1 ở trạng thái kết (AB/ab).
→ Tần số trao đổi chéo (tính theo phƣơng pháp khai căn):
= 0,372 (37,2%)
Lưu ý: Ở hai ví dụ trên, nếu trong trƣờng hợp đề yêu cầu kiểm định khi bình phƣơng thì trình tự làm giống nhƣ ở bài 3 phân tích di truyền tính trạng chất lƣợng, tƣơng tác gen.
Bài 3. Dạng cà chua cây cao trội so với dạng cây lùn, dạng quả tròn trội so với dạng quả hình lê. Hai cây dị hợp tử theo hai tính trạng trên đem lai phân tích, kết quả thu đƣợc các số liệu sau:
Chiều cao cây Dạng quả Cây 1 Cây 2
Cao tròn 88 23
Cao dạng lê 12 170
Lùn tròn 8 190
Lùn dạng lê 92 17
a) Các gen trên di truyền liên kết hay phân ly độc lập? Xác định kiểu gen của hai cây dị hợp tử.
b) Xác định tần số trao đổi chéo cho cả hai trƣờng hợp.
Bài 4. Tiến hành lai phân tích dạng dị hợp tử theo ba gen AaBbCc x aabbcc. Ở đời con thu đƣợc kết quả sau (kiểu hình viết theo một alen):
ABC – 29; ABc – 235; Abc – 210; AbC – 27 abc – 21; abC – 215; aBC – 239; aBc – 23.
Gen nào sẽ liên kết với gen nào? Gen nào sẽ phân ly độc lập? Xác định tần số trao đổi chéo?
Bài 5. Ở đậu thơm, dòng hoa đỏ thắm, có râu lai với dòng hoa màu nhạt, không râu. F1 đồng nhất đỏ thắm, có râu. F2 cho kết quả phân ly sau: 424 đỏ thắm, có râu : 102 đỏ thắm, không râu : 99 màu nhạt, có râu : 91 màu nhạt, không râu.
Ở thí nghiệm khác, dòng hoa đỏ thắm, thân nâu lai với dòng hoa màu nhạt, thân sáng. F1 đồng nhất đỏ thắm, thân nâu. F2 cho phân ly : 817 đỏ thắm, thân nâu: 296 màu nhạt, thân nâu : 300 đỏ thắm, thân sắng : 79 màu nhạt, thân sáng.
a) Hãy đƣa ra sơ đồ và phân tích các kết quả của hai thí nghiệm trên bằng xử lý thống kê để xác định phƣơng thức di truyền của các tính trạng nghiên cứu?
b) Xác định tần số trao đổi chéo ở chỗ có xảy ra?
Bài 6. Ở cà chua, hai gen lặn (đột biến) liên kết với nhau: e – lá phẳng, ít phân thùy; di– dạng trục chùm hoa ngắn. Các alen trội tƣơng ứng là các kiểu dại: E – lá bình hƣờng (phân thùy); Di – chùm hoa dài bình thƣờng.
Tiến hành tổ hợp lai : 𝐷𝑖 𝐸