Di truyền đồng thời gen ở nhiễm sắc thể thường và gen ở nhiễm sắc thể giới tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 69 - 70)

2. Phƣơng pháp xác định trật tự gen trên NST

6.2.3.1.Di truyền đồng thời gen ở nhiễm sắc thể thường và gen ở nhiễm sắc thể giới tính

Nếu hai tính trạng do hai cặp gen nằm trên cùng một NST giới tính thì hai cặp gen này có thể di truyền liên kết gen hoàn toàn hoặc xảy ra trao đổi chéo. Muốn vậy, dựa

vào tỷ lệ xuất hiện kiểu hình lặn của giới đực (XY) của thế hệ sau, suy ra tỷ lệ giao tử cái (XX) của thế hệ trước. Nếu các kiểu giao tử xuất hiện với tỷ lệ không bằng nhau chứng tỏ đã xảy ra trao đổi chéo. Sau đó xét kiểu hình lặn để xác định trạng thái kiểu gen và tính tần số trao đổi chéo. Tần số trao đổi chéo đối với các gen nằm trên X mà không có tương đồng trên Y được tính bằng tổng số các cá thể đực do trao đổi chéo tạo nên (các kiểu hình đực có tỷ lệ thấp) chia cho tổng số cá thể đực thu được):

rf = Tổng số cá thể đực có tỷ lệ thấp

Tổng số cá thể đực thu được × 100

Viết sơ đồ lai:

Lưu ý:

Nhiễm sắc thể X và Y không tƣơng đồng hoàn toàn nên trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử ở cá thể đực (XY) không xảy trao đổi chéo, chỉ có trao đổi chéo ở cá thể cái (XX) (trao đổi chéo một phía). Do vậy kết quả thu đƣợc ở giới đực của thế hệ lai xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỷ lệ không đều nhau (tức là cá thể cái ở thế hệ trƣớc cho 4 loại giao tử với tỷ lệ không đều nhau).

Nếu các cá thể đực mang kiểu hình khác bố mẹ có tần số nhỏ hơn thì kiểu gen của cá thể cái dị hợp ở trạng thái kết. Ngƣợc lại, nếu cá thể đực mang kiểu hình khác bố mẹ có tần số lớn hơn thì kiểu gen của cá thể cái dị hợp ở trạng thái đẩy.

Kiểu gen của các cá thể đực có thể đƣợc suy ra từ kiểu hình của chúng. Do đó nếu biết tần số cá thể đực có kiểu hình khác bố mẹ, có thể suy ra đƣợc tần số trao đổi chéo (nếu có).

6.2.3.1. Di truyền đồng thời gen ở nhiễm sắc thể thường và gen ở nhiễm sắc thể giới tính giới tính

Bài 14. Khi nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu sắc thân và độ dài cánh của một loài ruồi giấm, nhà nghiên cứu đem lai ruồi đực thân vàng, cánh ngắn lai với ruồi cái thân xám cánh dài, nhận đƣợc F1 đồng loạt ruồi giấm thân xám, cánh dài. F2

phân ly kiểu hình theo số liệu sau:

Ruồi đực: 32 thân xám, cánh dài : 14 xám, ngắn : 12 vàng, ngắn : 35 vàng, dài. Ruồi cái: 61 thân xám, cánh dài : 24 thân xám, cánh ngắn.

Xác định quy luật di truyền của hai cặp tính trạng trên?

Hướng dẫn:

Khi lai cặp ruồi bố mẹ thuần chủng mà F1 thu đƣợc tất cả ruồi đều thân xám, cánh dài. Nhƣ vậy, tính trạng thân xám, cánh dài là tính trạng trội.

Quy ƣớc: A – thân xám > a – thân vàng; B – cánh dài > b – cánh ngắn.

* Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:

– Về tính trạng hình dạng cánh

Thế hệ lai F2 phân ly theo tỷ lệ:

Giới đực (♂): cánh dài : cánh ngắn = (32 + 35):(14 + 12) ≈ 3:1. Giới cái (♀): cánh dài : cánh ngắn = 61:24 ≈ 3:1.

Tính trạng hình dạng cánh biểu hiện đồng đều ở cả hai giới đực và cái. Vậy nên tính trạng này do gen nằm trên nhiễm sắc thể thƣờng quy định và di truyền tuân theo định luật phân ly tính trạng của Mendel.

→ Kiểu gen của F1 sẽ là: Bb x Bb, kiểu gen của P là BB x bb. – Về tính trạng màu sắc mắt:

Hậu thế thu đƣợc tỷ lệ:

Giới đực (♂): thân xám : thân vàng = (32 + 14):(12 + 35) ≈ 1:1. Giới cái (♀): 100 % thân xám.

Tính trạng màu sắc thân biểu hiện không đồng đều ở cả hai giới đực và cái (ruồi thân vàng chỉ có ở giới đực). Do đó tính trạng màu sắc thân di truyền liên kết với giới tính, gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể X.

Ruồi đực F1 thân xám có kiểu gen là XAY, còn ruồi đực P thân vàng có kiểu gen là XaY.

Ở thế hệ lai giới đực phân ly với tỷ lệ 1 thân xám : 1 thân vàng = 2 kiểu tổ hợp giao tử, mà để sinh ra các ruồi đực con, chúng phải nhận giao tử Y từ ruồi đực bố → ruồi cái mẹ phải cho 2 loại giao tử (dị hợp) → kiểu gen của ruồi cái F1 thân xám là XAXa, ruồi cái P thân xám có kiểu gen là XA

XA.

* Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng:

Vì hai gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai NST khác nhau nên chúng di truyền phân ly độc lập với nhau → kiểu gen của P là: BBXA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XA × bb XaY → F1: BbXAXa × Bb XAY.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 69 - 70)