Phụ lục 3 SỬ DỤNG GƢƠNG VẼ TRÊN KÍNH HIỂN

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 119 - 122)

, IB IO (i) Các alen này có tần số tƣơng ứng là p q r phân bố các kiểu gen nhƣ sau:

Phụ lục 3 SỬ DỤNG GƢƠNG VẼ TRÊN KÍNH HIỂN

Khi tiến hành các nghiên cứu di truyền nhƣ đếm số lƣợng nhiễm sắc thể, nghiên cứu kiểu nhân, sự phát sinh giao tử, sự phát sinh bào tử, v.v... để ghi nhận chính xác các quan sát, thƣờng dùng phƣơng pháp chụp ảnh hoặc vẽ lại tiêu bản nhờ sử dụng gƣơng vẽ của Liên bang Nga PA – 2; PA – 4; PA – 5; PA – 6. Tất cả gƣơng vẽ đều có cấu tạo hơi giống nhau: Có một lăng kính khối Apbe để trong khung kim loại gập đƣợc, kính phản chiếu gắn đầu cần, hai kính lọc sáng màu gio thay thế nhau (một cái nằm trên cánh xoay, một cái nữa nằm trên trống xoay) và một vòng đai, Sau đây xin nêu một số công việc cần lƣu ý khi làm việc với các loại gƣơng vẽ khác nhau trên kinh hiển vi.

– Gương vẽ PA – 4:

Hình 4. Gƣơng vẽ PA — 4

1 – Hộp khung gập được có lăng kính khối; 2 – Cánh xoay với các kính lọc sáng; 3 – Vòng đai; 4 – Cần; 5 – Kính phản chiếu

Đối với gƣơng vẽ này khi sử dụng theo đúng thứ tự các công việc sau: + Điều chỉnh ánh sáng và lấy tiêu điểm cho tiêu bản.

+ Lấy thị kính ra khỏi ống nối, dùng vòng đai để lắp gƣơng vẽ, để lại thị kính vào vị trí cũ. Để sát hộp khung gập của gƣơng vẽ lên thị kính. Để kính phản chiếu thành một góc 45° với cần.

+ Nếu kính hiển vi có ống nối đặt nghiêng để vẽ thì phải sử dụng bàn nghiêng và phải tính thế nào để mặt bàn vẽ thẳng góc với trục ống nối. Khi ống nối thẳng đứng thì mặt giấy phải song song với mặt bàn.

+ Để cùng một lúc đồng thời nhìn thấy hình ảnh của vật thể, tờ giấy vẽ và đầu bút chì thì phải tăng độ chiếu sáng ở đầu bút chì và hình ảnh của vật thể định vẽ. Muốn nhƣ vậy cần dùng biến trở của đèn chiếu và cái lọc sáng trên cánh tay xoay của gƣơng vẽ để

điều chỉnh. Bộ lọc sáng thứ 2 ở trên trống gƣơng vẽ dùng để điều chỉnh độ sáng của hình ảnh ở đầu bút chì.

+ Qua gƣơng vẽ, dùng bút chì vẽ hình ảnh các chi tiết của vật thể lên giấy và bổ sung dần những chi tiết cần thiết của hình vẽ.

+ Bằng trắc vi vật kính (xem phụ lục 3) xác định độ phóng đại ảnh của vật thể. + Đối với các đối tƣợng phức tạp có thể dùng trắc vi thị kính lƣới. Bằng cách vẽ hình ảnh lƣới lên giấy và trong mỗi ô vuông lại dùng bút chì vẽ chu vi các chi tiểt nhất định của hình ảnh hiển vi. Khi vẽ xong hình lấy tiêu bản ra khỏi mâm kính và đặt trắc vi vật kính vào để xác định độ phóng đại của hình vẽ.

– Gƣơng vẽ PA – 5

Gƣơng vẽ PA – 5 cho phép chiếu vật lên màn nằm ngang hay thẳng đứng. Khi vỗ bằng dụng cụ này, ta điều chỉnh kính hiển vi và định tiêu chuẩn cho mẫu, lăng kính đóng thị kính lại và ảnh hiện rõ trên tờ giấy. Khi vẽ bằng PA – 5 có thể sử dụng bất kỳ vật kính nào, nhƣng thị kính nhất thiết phải sử dụng loại 4x của gƣơng vẽ PA – 5 vẽ trong buồng tối khi dùng ánh sáng nhân tạo chiếu sáng mẫu.

Hình 5. Gƣơng vẽ PA — 5

1 – Vòng đai; 2 – Kính phản chiếu;3 – Hộp khung gập che thị kính có lăng kính khối; 4 – Cần; 5 – Thị kính 4X

Trình tự các bƣớc tiến hành sử dụng PA – 5 có thể tóm tắt nhƣ sau:

Điều chỉnh kính hiển vi định tiêu điểm cho vật thể với vật kính tƣơng ứng và thị kính 4x của bộ dụng cụ vẽ

Khoác vòng cổ dụng vẽ lên ống kính hiển vi và vặn vít sao cho đầu gƣơng vẽ PA – 4 đƣợc xếp trên mặt trên của khung thị kính.

Xoay gƣơng của gƣơng vẽ chiếu chùm tia sáng đi ra khỏi thị kính của kính hiển vi lên tờ giấy trắng.

Vặn vít nhỏ của kính hiển vi sao cho ảnh của vật thể hiện rõ trên giấy vẽ. Cần lƣu ý là phòng để vẽ phải đủ tối, tờ giấy vẽ phải che kín chỉ đề cho nguồn sáng bắt ảnh của vật thể lên đó.

Vẽ chu vi ảnh của vật thể nghiên cứu, sau đó bỏ gƣơng vẽ PA – 5 ra rồi nhìn vào thị kính đối chiếu ảnh với hình vẽ và hoàn chỉnh lại các chi tiết của hình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2 (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)