Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Thông luật

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Thông luật

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.1Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Thông luật

Chứng cứ điện tử là một loại hình chứng cứ, nên khi nghiên cứu về chứng cứ điện tử thì phải dựa trên nền tảng lý thuyết về chứng cứ và hệ thống luật thực định về chứng cứ. Với hệ thống Thông luật, chúng ta xem xét hai lý thuyết điển hình để làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử, đó là: New evidence scholarship tạm dịch là: Nhận thức mới về chứng cứ, A foundation theory of evidence

tạm dịch là: Lý thuyết nền tảng của chứng cứ và hệ thống Luật Chứng cứ hiện có của Anh, Mỹ. Hệ thống lý thuyết và luật thực định này, trong thời gian qua đã giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra trong việc sử dụng chứng cứ, chứng cứ điện tử. Vì vậy, cho

phép tác giả tin rằng, nó vẫn là cơ sở lý thuyết vững chắc để giải quyết phần nào mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn.

Quan điểm New evidence scholarship được Roger C. Park nêu trong tác phẩm Evidence Scholarship, Old and New công bố năm 1991 trên tạp chí Minnesota Law Review. Những người theo quan điểm New evidence scholarship cho rằng các học thuyết khoa học có liên quan hỗ trợ cho nhau. Các kết quả thu được dựa trên nghiên cứu tâm lý con người, tâm lý xã hội, toán xác suất, khoa học pháp y, đều có thể được sử dụng làm chứng cứ, để xây dựng giả thuyết cho chứng minh tình huống pháp lý; khi đánh giá, chấp nhận chứng cứ có sử dụng những kiến thức này, điều quan trọng là cần thiết phải hiểu và biết trưng dụng ý kiến chuyên gia. Khi có vấn đề mới đặt ra, những nhà làm luật chưa kịp thay đổi quy tắc của pháp luật thì Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn và các cơ quan tài phán khác nên vận dụng học thuyết pháp lý làm trung tâm, kết hợp với kết quả của các học thuyết khoa học xã hội, tự nhiên ngoài ngành luật, xem các kết quả là công cụ phục vụ các yêu cầu pháp lý, càng không nên bị ràng buộc bởi các quy tắc cứng nhắc của pháp luật.

Đồng quan điểm New evidence scholarship tác giả Michael S. Pardo năm 2013 công bố bài The Nature and Purpose of Evidence Theory trên tạp chí Vanderbilt Law Review. Theo tác giả việc sử dụng chứng cứ nên tập trung vào hai khía cạnh chính của chứng cứ đó là: Tính được chấp nhận và tính đầy đủ, mối quan hệ giữa các khía cạnh này. Tác giả cụ thể hóa sử dụng chứng cứ ở 3 cấp độ ràng buộc. Đầu tiên, ràng buộc ở cấp vi mô (The micro - level constraint): Từng hạng mục của chứng cứ phải cung cấp hoặc chứng minh được tính liên quan, mức độ liên quan đến một sự kiện pháp lý cụ thể, với một giá trị xác suất xuất hiện sự kiện có khả năng xảy ra. Thứ hai, ràng buộc cấp vĩ mô (The macro - level constraint): Nó phải cung cấp hoặc dựa vào một giải trình hợp lý về các tiêu chuẩn của bằng chứng. Điều này có nghĩa chứng cứ phải đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ chứng minh gồm nghĩa vụ chứng minh hình thức và nghĩa vụ chứng minh nội dung. Nói cách khác, chứng cứ phải được công bố đúng thủ tục, đồng thời được sử dụng thực hiện nghĩa vụ chứng minh một cách thuyết phục. Thứ ba, ràng buộc tích hợp (The integration constraint) nó phải cung cấp hoặc dựa vào một nội dung sự kiện xác đáng về mối quan hệ giữa các nội dung ở hai cấp độ này, các hạng mục chứng cứ phải tương thích nhau. Cuối cùng, chứng cứ phải cung cấp hoặc dựa vào đó, một lời giải thích hợp lý về cách mà cấp vi mô và vĩ mô phù hợp, tương thích nhau. Quan điểm A foundation theory of evidence được David S. Schwartz viết vào năm 2011 công bố trên tạp chí Georgetown Law Journal. Theo quan điểm Lý thuyết

nền tảng của chứng cứ giải quyết một số nghịch lý nhất định và các vấn đề tồn tại lâu dài trong lý thuyết bằng chứng, vốn đã bị các nhà nghiên cứu chứng cứ hiểu lầm. Đồng thời, đặt ra một lý thuyết mới về nền tảng của chứng cứ. Các nghịch lý là học giả về chứng cứ khẳng định rằng tính liên quan là nguyên tắc cơ bản của luật chứng cứ, là một điều phổ biến và tính liên quan còn là thuộc tính cơ bản để chấp nhận chứng cứ, xem nó như là lý thuyết chung, tính liên quan là điều kiện đủ để chấp nhận chứng cứ. David S. Schwartz cho rằng, họ đã sai. Tiếp tục sai lầm khi một số học giả khác cho là sự liên quan là cơ bản với điều kiện ràng buộc của các Quy tắc 60220, 70121, 90122 và 104 (b)23 của Luật Chứng cứ liên bang Hoa Kỳ, bởi vì như vậy các yêu cầu của điều luật này sẽ không được xem xét cẩn trọng và đúng mức trong quá trình đánh giá, chấp nhận chứng cứ. Sau khi phê phán những sai lầm trên, đồng thời xuất phát từ yêu cầu của nguyên đơn trong dân sự, buộc tội của công tố trong hình sự, và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể tham gia tố tụng. Tác giả bài viết nêu quan điểm về lý thuyết nền tảng của chứng cứ hoàn toàn phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: (1) Chứng cứ phải được nêu thật cụ thể, rõ ràng, không chung chung; (2) phải là những gì được khẳng định chắc chắn; (3) và tồn tại một sự thật, đưa ra được lý lẽ chứng minh một cách thuyết phục nó là sự thật. Dưới góc độ luật thực định, ở quốc gia theo hệ thống Thông luật như Anh, Mỹ thì vấn đề chứng cứ được điều chỉnh qua Luật Chứng cứ và Luật Tố tụng Dân sự hay Luật Tố tụng Hình sự. Theo đó, Luật Chứng cứ có thể xem là luật nội dung, cung cấp quy tắc chung để chấp nhận chứng cứ, xây dựng các quy tắc về khái niệm của các loại hình chứng cứ và yêu cầu pháp lý cho từng loại hình chứng cứ cụ thể cần phải có, để đưa vào sử dụng làm công cụ chứng minh cho tình huống pháp lý đã xảy ra. Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự có thể xem là luật hình thức, chủ yếu cung cấp biện pháp, phương pháp, trình tự, thủ tục cho cả quá trình tố tụng. Trong lĩnh vực dân sự, cung cấp biện pháp thu thập chứng cứ (Luật Tố tụng Dân sự Hoa Kỳ quy định về khám phá – discovery tại Quy tắc 26, Tiêu đề V) có thể hiểu đây là một trong nhiều biện pháp thu thập chứng cứ được thực hiện thông qua điều tra, thẩm vấn do các đương sự hoặc yêu cầu Tòa án tiến hành. Luật Tố tụng Hình sự điều chỉnh hành vi chủ thể tham gia tố tụng, thủ tục tố tụng, cung cấp biện pháp thu thập chứng cứ, ví dụ như quy tắc 16 về khám phá và khám xét (Luật Tố tụng Hình sự Liên bang Hoa Kỳ).

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 40 - 42)