CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6 Bố cục luận án
Phần mở đầu
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Pháp luật Việt Nam về thu thập chứng cứ điện tử Chương 3. Pháp luật Việt Nam về chấp nhận chứng cứ điện tử
Kết luận Chương 1
Như vậy, chúng ta đã thấy được tại sao phải tiến hành nghiên cứu đề tài Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. Với mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan được xem xét đánh giá khách quan, từ đó tác giả xác định được lỗ hổng cần nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết nền tảng, hệ thống luật thực định của các hệ thống pháp lý và Việt Nam, tác giả đã định hình được khung lý thuyết cho nghiên cứu, cũng như khung khái niệm nghiên cứu, đó là vấn đề của pháp luật Việt Nam trong thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ chứng minh.
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
Thu thập chứng cứ điện tử là giai đoạn khởi đầu, cho toàn bộ quá trình hình thành chứng cứ điện tử, được sử dụng để chứng minh một tình huống pháp lý có thật đã xảy ra, cần được làm rõ. Chương này, Nghiên cứu sinh dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây và hệ thống pháp luật Việt Nam hiện có, để xây dựng một khung lý thuyết cho việc thu thập chứng cứ điện tử, nhằm làm rõ các vấn đề về khái niệm, bản chất, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp thu thập chứng cứ điện tử, cho từng lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, phản ứng sự cố máy tính. Chỉ ra các tác nhân tạo ra thử thách tác động đến các chủ thể tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử. Cuối cùng, đưa ra một quy trình điều tra thu thập chứng cứ điện tử khả dĩ, phù hợp cho luật pháp Việt Nam với những sửa đổi bổ sung hiệu quả nhất, cho các lĩnh vực tài phán khác nhau, đáp ứng được hội nhập quốc tế và yêu cầu thực tiễn khách quan của chứng cứ điện tử.
2.1 Cơ sở khoa học và lý thuyết cho việc thu thập chứng cứ điện tử