0
Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Sự cần thiết của tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 108 -110 )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2 Sự cần thiết của tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử

3.2.1 Khái niệm chấp nhận chứng cứ điện tử

Chấp nhận chứng cứ điện tử là một quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ, xem từng thực thể chứng cứ có đáp ứng các yêu cầu pháp lý, yêu cầu công nghệ, yêu cầu chứng minh, tích hợp của các thực thể chứng cứ điện tử là phù hợp với một giải thích thuyết phục để đưa vào sử dụng. Khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu, tùy vào mục đích công việc cụ thể, chúng ta sử dụng chứng cứ như là một công cụ, nền tảng tư duy cho việc đi tìm chứng cứ mới, hay chứng minh cho sự việc, hiện tượng, một hành động nào đó đã diễn ra trong quá khứ. Đồng thời, dựa trên sự liên kết một cách khoa học, hợp lý của các chứng cứ làm rõ tình huống pháp lý đã xảy ra, định danh cá nhân, pháp nhân cụ thể nào đó có liên quan. Chấp nhận chứng cứ điện tử là một quá trình trong chu kỳ sử dụng chứng cứ điện tử, của một tình huống pháp lý cụ thể. Vị trí của chấp nhận chứng cứ điện tử được mô tả trong hình 1.3 của Chương 1 của đề tài, là điều kiện để đưa chứng cứ điện tử vào sử dụng, thực hiện nghĩa vụ chứng minh hay phục vụ quá trình tiếp tục thu thập chứng cứ mới (Nguyễn Sơn Lâm, 2018).

3.2.2 Bản chất của chấp nhận chứng cứ điện tử

Việc chấp nhận chứng cứ điện tử là một quá trình tiếp theo của thu thập chứng cứ điện tử. Đồng thời, cũng là một điều kiện để một thực thể chứng cứ có thể đi theo các hướng: Một là, bị loại bỏ; Hai là, làm cơ sở tư duy cho việc tìm kiếm chứng cứ mới, thông qua quá trình thu thập chứng cứ điện tử; Ba là, đưa vào sử dụng xây dựng

giả thuyết, phục vụ chứng minh một sự kiện pháp lý nào đó của các chủ thể tham gia tố tụng, hoặc của Tòa án hay các cơ quan tài phán khác.

Vì vậy, nếu việc thu thập chứng cứ điện tử phản ánh vật chất, nhận thức, công nghệ của chứng cứ điện tử, thì bản chất của quá trình chấp nhận chứng cứ điện tử một quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử, nhằm sàng lọc phản ánh vật chất của chứng cứ điện tử, bổ sung, hoàn thiện một cách khoa học, tư duy logic về phản ánh nhận thức, phản ánh công nghệ của chứng cứ điện tử.

3.2.3 Yêu cầu khách quan của các tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử

Từ việc phân tích khái niệm, bản chất của chấp nhận chứng cứ điện tử, dựa vào cơ sở lý thuyết cho ta thấy, muốn thực hiện được việc chấp nhận chứng cứ điện tử cần thiết phải xây dựng các tiêu chí chấp nhận. Muốn chứng cứ điện tử được chấp nhận, thì nó phải được kiểm tra, đánh giá thỏa mãn 3 nhóm yêu cầu, đó là: Yêu cầu về pháp lý, yêu cầu về công nghệ, yêu cầu về chứng minh hay còn được xem là yêu cầu về tính hữu dụng của chứng cứ điện tử. Từng nhóm yêu cầu có các tiêu chí cụ thể thì mới kiểm tra, đánh giá được chứng cứ điện tử. Chính vì vậy, việc làm rõ các tiêu chí trong từng nhóm yêu cầu là một đòi hỏi khách quan của quá trình chấp nhận chứng cứ điện tử. Tiếp theo, cần tìm hiểu xem từng nhóm yêu cầu cần có những loại tiêu chí nào.

Yêu cầu chứng minh là yêu cầu quan trọng, mang tính nội dung, định hướng cho việc chấp nhận chứng cứ điện tử. Tuy nhiên, yêu cầu chứng minh thì rất đa dạng, phong phú, nó xuất phát từ tình huống pháp lý, tình huống xử lý sự cố máy tính và yêu cầu của đương sự trong vụ kiện dân sự; đặc biệt trong lĩnh vực hình sự, yêu cầu chứng minh còn phải đáp ứng 4 yếu tố cấu thành tội phạm, nên không thể nêu tiêu chí chung được mà phải là tiêu chí cụ thể cho từng tình huống, trong điều kiện kết hợp với Điều 85 Bộ luật Tố tụng Hình sự và Điều 91, 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 của pháp luật Việt Nam .

Các tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử, bắt buộc phải xem xét đến đặc tính riêng có của chứng cứ điện tử, bị ảnh hưởng từ các nhân tố như: Chứng cứ điện tử phụ thuộc vào thiết bị, phương tiện, phần mềm; công nghệ khác nhau hiển thị chứng cứ khác nhau; tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh; dung lượng lớn, sao chép rất nhanh, tán phát không lệ thuộc biên giới vật lý, bản sao giống như bản gốc, siêu dữ liệu có thể bị thay đổi do vô ý hoặc cố ý; chứng cứ điện tử rất dễ bay hơi, hư hỏng, có khi không có bản gốc; không thể hiểu được chứng cứ điện tử nếu không biết được bối cảnh hình thành hoặc khung tình huống phân tích. Để kiểm tra, đánh giá được các yếu tố công nghệ tác động đến chứng cứ điện tử như trên cần phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thỏa mãn yêu cầu công nghệ bao gồm: Tính khoa học của mô hình điều tra kỹ thuật số, tính hợp pháp và độ tin cậy của công cụ pháp y kỹ thuật số, bảo đảm thực hiện chuỗi

hành trình lưu ký, năng lực phân tích pháp y kỹ thuật số, chất lượng phòng thí nghiệm pháp y kỹ thuật số, khả năng xác minh tính toàn vẹn về chứng cứ điện tử, nhân chứng chuyên gia pháp y kỹ thuật số, báo cáo pháp y kỹ thuật (Stephen Mason and Daniel Seng, 2017).

Yêu cầu chứng minh mang tính nội dung, bởi chính yêu cầu này quyết định cần chứng cứ điện tử có nội dung như thế nào để chứng minh tình huống pháp lý. Yêu cầu công nghệ mang tính phương pháp, bởi công nghệ để cần thu thập nội dung chứng cứ điện tử ấy được sử dụng phương pháp nội dung và phương pháp hình thức nào. Yêu cầu pháp lý về chấp nhận chứng cứ điện tử biểu hiện tính hình thức bên ngoài của chứng cứ điện tử, nó phải phản ánh được yêu cầu chứng minh và yêu cầu công nghệ của chứng cứ điện tử. Vì vậy, tiêu chí của yêu cầu pháp lý bao gồm những yếu tố khách quan như: Tính hợp pháp nó phản ánh tự thân của yêu cầu pháp lý; tính liên quan và tính hữu dụng nó phản ánh yêu cầu chứng minh; tính xác thực nó phản ánh yêu cầu công nghệ đồng thời nó cũng phản ánh yêu cầu chứng minh; tính toàn vẹn và độ tin cậy của chứng cứ điện tử nó phản ánh được yêu cầu công nghệ của chứng cứ điện tử. Tóm lại, dựa trên sự phân tích trên cho phép chúng ta kết luận, yêu cầu khách quan cho pháp luật của Việt Nam hiện thời, muốn chấp nhận chứng cứ điện tử thì yêu cầu pháp lý phải thoả các tiêu chí như: Tính liên quan, tính xác thực, tính hợp pháp, độ tin cậy, tính hữu dụng và tính toàn vẹn.

Trong 3 yêu cầu chấp nhận chứng cứ, yêu cầu chứng minh mang tính nội dung quyết định. Yêu cầu công nghệ mang tính phương pháp, công cụ tiến hành thực hiện, nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ điện tử để hình thành một giả thuyết chứng minh tình huống pháp lý đã xảy ra. Yêu cầu pháp lý mang tính hình thức bên ngoài, phản ánh các yêu cầu thể hiện nội dung và phương pháp, xác định địa vị pháp lý của chứng cứ điện tử, được Tòa án và các cơ quan tài phán khác làm căn cứ chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ điện tử.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 108 -110 )

×