0
Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 54 -56 )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Cơ sở khoa học

Chứng cứ được xem là phương tiện quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ nội dung, tình tiết nhằm giải quyết vụ việc một cách đúng đắn. Chứng cứ là những gì có thật được các bên và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho các các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo thủ tục do pháp luật quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ việc cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của một chủ thể là có căn cứ và hợp pháp24. Có thể hiểu, chứng cứ là những gì tồn tại trong thế giới vật chất, thế giới tinh thần mà con người có thể nhận biết được; chứng cứ luôn chứa đựng sự thật khách quan (Lê Văn Thiệp, 2016).

Với sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực và cách thức truyền thông và điều này đã ít nhiều thay đổi trong đánh giá chứng cứ tại Tòa án khi truyền thông điện tử đang là xu hướng tất yếu. Hiện nay pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử, thông điệp dữ liệu.

Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự25. Quy định này cho thấy “Dữ liệu điện tử” được coi là nguồn chứng cứ trong giao dịch điện tử. Để “Dữ liệu

24 Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. 25 Khoản 5 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

điện tử” được xem là chứng cứ hay gọi là chứng cứ điện tử thì dữ liệu điện tử được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về chứng cứ.

Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm pháp lý về “chứng cứ điện tử” nhưng có thể hiểu chứng cứ điện tử là bất kỳ thông tin xác thực nào được lưu trữ hoặc truyền dưới dạng kỹ thuật số mà các bên có thể sử dụng trước Tòa án. Điều này có nghĩa là bất kỳ thông tin nào lưu trữ hoặc truyền dưới dạng kỹ thuật số thì có thể xem là chứng cứ điện tử (Orin S. Kerr, 2005). Như vậy, có thể hiểu “Chứng cứ điện tử” là chứng cứ thu được từ dữ liệu điện tử có trong hoặc được tạo ra bởi bất kỳ thiết bị nào mà chức năng của nó phụ thuộc vào chương trình phần mềm hoặc từ dữ liệu được lưu trữ hoặc truyền tải qua hệ thống máy tính hoặc mạng truyền thông. Từ những quan điểm về Chứng cứ điện tử, có thể khái quát “Chứng cứ điện tử” là tất cả những thông tin, dữ liệu được thu thập từ các thiết bị điện tử như máy tính và các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu hay các thông tin, dữ liệu từ mạng máy tính, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số... cũng như từ Internet (Nguyễn Thành Minh Chánh, 2021).

Về nguyên tắc, mọi giao tiếp của con người đều để lại dấu vết. Trên không gian mạng, mặc dù giao tiếp thông qua việc sử dụng thiết bị điện tử, nhưng đây là sự giao tiếp nên vẫn phải để lại dấu vết và chứng cứ điện tử sẽ tồn tại (Zatyko, K., & Bay, J. S, 2012). Khi hoạt động của con người thông qua thiết bị điện tử, hệ thống mạng máy tính, dù cố ý hay vô ý không thể không để lại danh tính kỹ thuật số, dưới dạng là tập hợp dấu vết kỹ thuật số được biểu hiện dưới dạng chữ viết, ký hiệu, ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ lập trình, tài liệu, tin nhắn, hình ảnh, âm thanh, video, thông tin đăng nhập, mua hàng trực tuyến hoặc phiên duyệt web, thanh toán hóa đơn, hay biểu thị bằng rất nhiều cách hiển thị khác nhau, được lưu giữ, truyền dẫn trong thiết bị điện tử hoặc hệ thống mạng lưới các mối quan hệ và trao đổi trực tuyến của người dùng. Việc tạo ra dấu vết kỹ thuật số là một phần không thể thiếu của giao tiếp trong xã hội thông tin. Dấu vết kỹ thuật số, là các mảnh vỡ của các tương tác hoặc hoạt động của con người trong quá khứ, trên không gian mạng (Reigeluth T, 2014). Dấu vết kỹ thuật số chúng đại diện cho một quy trình kỹ thuật xây dựng liên quan đến một tác nhân hoặc hành động nhất định của một cá nhân, một tập thể hoặc một tổ chức. Thông qua các thủ tục kết nối dữ liệu với các thực thể của thế giới xã hội thực, những dấu vết này trở nên có ý nghĩa thông tin có giá trị sử dụng trong chứng minh một vấn đề nào đó (Hepp, A., Breiter, A., & Friemel, T. N., 2018).

Như vậy, chúng ta thấy dấu vết kỹ thuật số phản ánh ba vấn đề: (1) Phản ánh hành vi của con người trong không gian số hay còn gọi là không gian mạng; (2) phản

ánh công nghệ, công cụ, phương tiện tạo ra nó; (3) tồn tại dưới dạng vật chất là dữ liệu điện tử vì nó được sinh ra thông qua quy trình công nghệ, công cụ, thiết bị điện tử. Điều quan trọng là khi kết nối khách quan với sự kiện, thực thể cụ thể trong thế giới thực một cách phù hợp thì sẽ cho chúng ta thông tin. Chứng cứ là thông tin mà ở đó sự thật có xu hướng được chứng minh (Keane, A. and McKeown, P, 2012). Cuối cùng nếu chúng ta thu thập dấu vết kỹ thuật số thì thu nhận được dạng vật chất là dữ liệu điện tử, phản ánh hành vi của con người, phương tiện, công cụ, công nghệ mà con người sử dụng tạo ra dấu vết. Nếu dấu vết này được nhận thức đầy đủ, sẽ giải thích được sự kiện pháp lý một cách logic, thuyết phục, phù hợp với yêu cầu pháp lý thì rõ ràng nó là thông tin, có xu hướng chứng minh cho một sự thật. Nói cách khác, đây chính là chứng cứ có nguồn là dữ liệu điện tử, còn gọi là chứng cứ điện tử. Đây chính là cơ sở khoa học, cho phép chúng ta tiến hành xây dựng lý thuyết điều tra thu thập chứng cứ điện tử; nền tảng cho việc đề xuất xây dựng các quy định pháp luật cho thu thập chứng cứ điện tử của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 54 -56 )

×