Tin cậy của chứng cứ điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 120 - 121)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3.4.tin cậy của chứng cứ điện tử

3.3 Nội dung yêu cầu pháp lý

3.3.4.tin cậy của chứng cứ điện tử

Pháp luật Việt Nam không có quy định khái niệm về độ tin cậy của chứng cứ. Chứng cứ điện tử được thu thập trong môi trường kỹ thuật, trong không gian mạng; từ thu thập, xử lý đến kiểm tra, phân tích, đánh giá đều phải thông qua môi trường kỹ thuật, không thể quan sát, kiểm tra trực tiếp bằng giác quan của con người được. Chính vì vậy, độ tin cậy của chứng cứ điện tử là vấn đề phải được kiểm tra, đánh giá hết sức thận trọng. Nếu tính xác thực để chúng ta tin rằng chứng cứ đó tồn tại một sự thật khách quan, thì độ tin cậy là cách để cho chúng ta tin rằng, những kỹ thuật mà chúng ta sử dụng trong suốt quá trình hình thành chứng cứ điện tử là an toàn hợp lý và có độ tin cậy cao. Vì chứng cứ điện tử mang nặng yếu tố công nghệ, nên độ tin cậy được kiểm tra đánh giá trên các tiêu chí: (1) Liệu kỹ thuật đã được thử nghiệm hay chưa; (2) nó đã được trải qua sự đánh giá nghiêm túc hay chưa; (3) tỷ lệ lỗi đã biết có liên quan đến kỹ thuật này hay không; (4) chuẩn kiểm soát hoạt động của nó có tồn tại và được duy trì hay không và (5) kỹ thuật này có được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi hay không. Đánh giá độ tin cậy của chứng cứ điện tử phải dựa trên kết quả đúng đắn của yêu cầu công nghệ (Zatyko, K., & Bay, J. S, 2012).

Như vậy, độ tin cậy là yêu cầu cần thiết để chấp nhận chứng cứ điện tử khi dựa vào công nghệ để thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ. Pháp luật hóa tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ cho các quy trình, công cụ trong quá trình thu thập, phân tích đánh giá chứng cứ điện tử là yêu cầu cấp bách trong điều kiện pháp luật hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 120 - 121)