Mô hình quy trình chấp nhận chứng cứ điện tử chopháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 126 - 130)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.6Mô hình quy trình chấp nhận chứng cứ điện tử chopháp luật Việt Nam

3.6.1. Lý do xây dựng mô hình

Nói một cách ngắn gọn, bản chất của quá trình chấp nhận chứng cứ điện tử là kiểm tra và đánh giá chứng cứ điện tử, để từ đó quyết định chấp nhận sử dụng dùng vào việc tìm chứng cứ mới, hay xây dựng giả thuyết để chứng minh một sự kiện pháp lý đã xảy ra. Theo phân tích các yêu cầu pháp lý, yêu cầu công nghệ và yêu cầu chứng minh, chúng ta thấy quá trình chấp nhận chứng cứ điện tử được tiến hành qua nhiều giai đoạn, dưới sự tham gia của nhiều loại chủ thể trong hoạt động tố tụng hay phản ứng sự cố máy tính. Trong điều kiện đó, việc xây dựng quy trình với một mô hình mạch lạc, rõ ràng là yêu cầu khách quan để có cơ sở vận hành quá trình một cách có hệ thống, hiệu quả.

Việc có được mô hình quy trình chấp nhận chứng cứ điện tử giúp tự nó kiểm tra được quá trình thực hiện quy trình, không sót lọt trong kiểm tra và đánh giá chứng cứ điện tử. Giúp cho các chủ thể tham gia tố tụng, kiểm tra, đánh giá được kết quả mình thực hiện công việc dùng chứng cứ điện tử để chứng minh được những giả thuyết có liên quan đến tình huống pháp lý yêu cầu chứng minh. Qua thực hiện mô hình chấp nhận chứng cứ điện tử, chúng ta có điều kiện phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập và sử dụng chứng cứ điện tử để kịp thời khắc phục, sửa chữa.

Như cách phân tích từ trên, để đi đến quyết định chấp nhận chứng cứ điện tử, chúng ta kiểm tra, đánh giá rồi quyết định chấp nhận chứng cứ điện tử hay không. Kiểm tra là dựa trên yêu cầu chứng minh kiểm tra tính liên quan của chứng cứ điện tử đến tình huống pháp lý, đồng thời cũng phải dựa trên yêu cầu công nghệ, kiểm tra sự tương thích giữa tính liên quan nội dung và liên quan định danh. Dựa trên quy định của pháp luật kiểm tra tính hợp pháp của chứng cứ điện tử. Đánh giá là dựa trên mô hình quy trình điều tra kỹ thuật số, công cụ pháp y, năng lực chủ thể thực hiện pháp y kỹ thuật số, nhân chứng chuyên gia, để đánh giá sự thật khách quan của chứng cứ điện tử, tức đánh giá tính xác thực của chứng cứ. Dựa trên kỹ thuật giám sát nguồn gốc chứng cứ điện tử, chất lượng phòng thí nghiệm pháp y, năng lực chủ thể thực hiện pháp y, tính nguyên vẹn dữ liệu điện tử để đánh giá độ tin cậy chứng cứ điện tử. Dựa trên kiểm tra tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử, chất lượng phòng thí nghiệm pháp y, công cụ pháp y để đánh giá tính toàn vẹn. Dựa trên kết luận hay báo cáo pháp y kỹ thuật số đánh giá và yêu cầu chứng minh, đánh giá tính hữu dụng của chứng cứ điện tử dùng thực hiện nghĩa vụ chứng minh.

Với phân tích như trên, chúng ta thấy mối quan hệ của các tiêu chí của các yêu cầu pháp luật, công nghệ và chứng minh là rất phức tạp, chúng đan xen với nhau, thể hiện sự gắn bó của các tiêu chí để đi đến chấp nhận chứng cứ điện tử. Pháp luật Việt Nam nên sớm pháp điển hóa các tiêu chí này sẽ giúp cho các chủ thể sử dụng chứng cứ điện tử có cơ sở pháp lý thực hiện, sử dụng chứng cứ điện tử như là một công cụ hữu hiệu để giải quyết các tình huống pháp lý, ngõ hầu mang lại công bằng, công lý cho xã hội. Với ý tưởng đó, tác giả đề xuất một mô hình cho quy trình đánh giá, chấp nhận chứng cứ điện tử như sau:

Hình 3.1 Mô hình quy trình chấp nhận chứng cứ điện tử (tác giả)

Mô hình để các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng có điều kiện kiểm soát việc kiểm tra, đánh giá đi đến chấp nhận chứng cứ điện tử, từ đó chủ thể tham gia tố tụng xây dựng cho bản thân một giả thuyết, phục vụ chiến lược chứng minh các tình huống pháp lý mà có nghĩa vụ chứng minh.

Kết luận Chương 3

Chấp nhận chứng cứ điện tử, là một yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng, hoặc có liên quan đến việc giải quyết một tình huống pháp lý nào đó. Chứng cứ điện tử được chấp nhận làm cơ sở tư duy cho chủ thể tham gia tố tụng xây dựng một giả thuyết chứng minh cho sự kiện pháp lý đã xảy ra. Chứng cứ điện tử được kiểm tra, đánh giá chấp nhận có độ tin cậy cao góp phần làm sáng tỏ tình huống pháp lý, xét xử công bằng, minh bạch. Đây là vấn đề phức tạp, nhất là ở tính xác thực của chứng cứ, góc độ công nghệ thì mỗi loại công nghệ sẽ có cách xác thực khác nhau, công cụ công nghệ sử dụng khác nhau, yêu cầu pháp lý phải thỏa mãn nó, bằng cách pháp điển hóa tiêu chuẩn kỹ thuật của các công cụ là một yêu cầu cấp thiết khách quan của chứng cứ điện tử, và đúng với xu thế hòa nhập trên trường quốc tế trong lĩnh vực sử dụng chứng cứ điện tử.

Từ việc phân tích các yêu cầu chấp nhận chứng cứ của các hệ thống pháp luật khác nhau và hệ thống luật thực định của các nước có liên quan, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt phân tích tính chất, đặc điểm và những yêu cầu khách quan của chứng cứ điện tử, Chương 3 của đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng được bộ tiêu chí pháp lý để chấp nhận chứng cứ điện tử cho pháp luật Việt Nam, và xây dựng được mô hình thể hiện được mối quan hệ giữa yêu cầu công nghệ và yêu cầu pháp lý của chứng cứ điện tử.

CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ, KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Mục đích sử dụng chứng cứ điện tử cũng giống như sử dụng chứng cứ vậy, nhận thức về nó, kết hợp với yêu cầu chứng minh, xây dựng một giả thuyết trên chứng cứ thu thập được để tiếp tục thu thập chứng cứ mới nếu thấy cần thiết, hoặc sử dụng để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc quyền chứng minh một sự thật đã xảy ra có trong yêu cầu chứng minh. Mục đích là như nhau, nhưng do đặc thù của chứng cứ điện tử có nhiều điểm khác với chứng cứ, nên trong quá trình sử dụng cũng phải có nhiều điểm khác nhau cần phải được nghiên cứu để làm rõ. Chương này có nhiệm vụ tìm hiểu quá trình sử dụng chứng cứ điện tử để chứng minh sự thật của vụ kiện, vụ án, khi chứng cứ điện tử được hình thành và đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 126 - 130)