0
Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Quyền sở hữu dữ liệu điện tử

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 77 -79 )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3 Các nhân tố tác động đến quá trình thu thập chứng cứ điện tử

2.3.2 Quyền sở hữu dữ liệu điện tử

Quyền sở hữu dữ liệu điện tử là một loại khái niệm mới, khi chỉ là dữ liệu thô không có tình huống liên quan, thì nó không có giá trị vì không có giá trị sử dụng, khi dữ liệu điện tử thể hiện chi tiết, liên quan đến tình huống giao dịch nào đó thì có giá trị sử dụng và từ đó có giá trị, như vậy sẽ có quyền sở hữu dữ liệu xuất hiện. Tuy nhiên, quyền sở hữu dữ liệu còn nhiều ý kiến tranh luận, có nơi thì cho rằng không có quyền sở hữu dữ liệu, có quan niệm đồng nhất quyền sở hữu dữ liệu với bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, hay quyền riêng tư. Đã có nhà nghiên cứu xây dựng khái niệm quyền sở hữu dữ liệu Dữ liệu của tác giả, theo nghĩa chặt chẽ của nó, chỉ bao gồm các thuộc tính cá nhân của chúng ta, không khác hơn. Đây là dữ liệu mà tác giả sở hữu. Tác giả sử dụng Dữ liệu của tác giả làm thông tin để xác định bản thân vì lợi ích cá nhân của tác giả, cho dù về thể chất, logic hay tình cảm. Do đó, Dữ liệu của tác giả ở trạng thái mở và được chia sẻ ngầm hoặc rõ ràng. Khi tác giả chia sẻ dữ liệu, tác giả ủy quyền quyền sở hữu. Do đó, dữ liệu của tác giả có nhiều chủ sở hữu và số lượng chủ sở hữu tăng lên theo mỗi lượt chia sẻ (Al-khouri, A. M., 2012).

Có các dạng chia sẻ quyền sở hữu dữ liệu: Tình nguyện, khi họ chia sẻ rõ ràng thông tin về bản thân thông qua các phương tiện điện tử, ví dụ, khi ai đó tạo hồ sơ mạng xã hội hoặc nhập thông tin thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến. Khi dữ liệu cá nhân của họ được quan sát bị thu thập bằng cách ghi lại các hoạt động của người dùng, ví dụ tùy chọn trình duyệt Internet, dữ liệu vị trí khi sử dụng điện thoại di động hoặc hành vi sử dụng điện thoại. Các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng có thể sử dụng dữ liệu suy luận từ các cá nhân, dựa trên việc phân tích dữ liệu cá nhân. Ví dụ: việc xem phim trực tuyến dựa trên một số yếu tố liên quan đến lịch sử xem phim của một cá nhân từ đó họ suy luận ra sở thích các nhân. Pháp luật các nước tạo ra các quyền cụ thể để bảo vệ thông tin cá nhân xem như thực hiện một số quyền của quyền sở hữu, không thể chuyển nhượng và không thể giao dịch cho các cá nhân bao gồm: (1) Cấm xử lý dữ liệu mà không có cơ sở pháp lý; (2) cấm sử dụng dữ liệu cá nhân cho các mục đích khác mà ban đầu đã thu thập; (3) quyền đối với chủ thể dữ liệu được truy cập và trích xuất dữ liệu cá nhân của mình; (4) quyền được lãng quên (Bạch Thị Nhã Nam, 2020).

Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam cũng xác định bảo mật thông tin cá nhân có nội dung tương đồng41 với pháp luật các nước. Pháp luật các quốc gia chưa công nhận quyền sở hữu dữ liệu, khuôn khổ pháp lý cho quyền sở hữu, truy cập và thương mại dữ liệu vẫn chưa hoàn thiện và thường không rõ ràng, cả đối với dữ liệu

thương mại của doanh nghiệp và dữ liệu cá nhân của cá nhân. Việc quyền sở hữu dữ liệu cá nhân không được luật công nhận, không ngăn cản sự xuất hiện của quyền sở hữu trên thực tế.

Rõ ràng trên thực tế quyền sở hữu dữ liệu đã tạo áp lực cho quá trình thu thập chứng cứ điện tử. Nó đòi hỏi phải có yêu cầu pháp lý cần thiết cho quá trình thu thập. Trong lĩnh vực hình sự thì pháp luật can thiệp được, nhưng trong lĩnh vực dân sự chủ thể tham gia tố tụng sẽ gặp khó khăn rất lớn khi thu thập dữ liệu điện tử loại này, nhất là đối với Luật sư, bên có nghĩa vụ chứng minh, không có ràng buộc pháp lý để chủ sở hữu cung cấp chứng cứ điện tử cho các chủ thể, nếu có thì khi thu thập cũng cần phải có cơ chế cho thích hợp, nếu không rất dễ rơi vào vi phạm yếu tố bảo vệ thông tin cá nhân theo luật định.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 77 -79 )

×