0
Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Dân luật

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 42 -44 )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.2 Lý thuyết về chứng cứ trong hệ thống Dân luật

20 Quy tắc 602. Cần có kiến thức cá nhân.

21 Quy tắc 701. Lời khai hay ý kiến của nhân chứng thường.

22 Quy tắc 901. Xác thực hoặc xác định bằng chứng.

Khác với hệ thống Thông luật, hệ thống Dân luật không tìm thấy lý thuyết về chứng cứ. Chế định chứng cứ được các quốc gia xây dựng gắn với Luật Tố tụng và luật nội dung. Chính vì vậy, vấn đề Luật Chứng cứ theo Dân luật khá phức tạp và đa dạng vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng. Hệ thống pháp luật của Pháp, Đức theo hệ thống Dân luật điển hình. Hiện nay, chúng ta dựa trên Luật Chứng cứ hiện có của Pháp và Đức, để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu Luật Chứng cứ trên nền của hệ thống Dân luật.

Theo tài liệu có tên “Evidence in Civil Law - France” của tác giả Martin Oudin, ở Pháp, Luật chứng cứ Dân sự là điểm giao nhau giữa Luật Tố tụng và Luật Dân sự. Luật Chứng cứ là một phần của luật tố tụng, nó được điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung do luật tố tụng quy định, chẳng hạn như nguyên tắc mâu thuẫn, nguyên tắc điều trần công khai hoặc nguyên tắc định đoạt tự do, có nghĩa là các bên xác định khuôn khổ của thủ tục tố tụng. Thẩm phán không thể đưa ra quyết định của mình dựa trên các sự kiện mà chính các bên không đưa ra. Chứng cứ cũng có những nguyên tắc chi phối riêng của nó. Hệ thống chế định Chứng cứ của Pháp khá cứng nhắc, niềm tin vào chứng cứ bằng văn bản là quan trọng. Tuy nhiên, nó được khắc phục bởi tính hợp lệ của các thỏa thuận về chứng cứ. Vì các quy tắc cơ bản về chứng cứ là mềm dẻo, nên Tòa án luôn thừa nhận rằng các quy tắc đó có thể bị các bên bác bỏ hoặc điều chỉnh. Hệ thống chế định chứng cứ dân sự không áp đặt việc tìm kiếm sự chắc chắn, mặc dù thủ tục tìm kiếm chứng cứ được quan tâm đến tính hợp pháp. Một nguyên tắc quan trọng nhưng bất thành văn trong hệ thống Luật Chứng cứ của Pháp, là không ai có thể tạo dựng trước bằng chứng có lợi cho mình, ví dụ như nhân viên của mình không thể làm chứng ủng hộ cho mình. Tuy nhiên, có một số trường hợp được chấp nhận như khi liên quan đến các sự kiện pháp lý, mà có thể buộc phải được chứng minh bằng mọi cách; hay liên quan đến tranh chấp thương mại, tùy theo điều kiện, tài khoản được lưu giữ hợp lệ có thể được chấp nhận để hoạt động như chứng cứ giữa các thương gia đối với công cụ thương mại (Martin Oudin, 2015). Cũng trong tài liệu này, tác giả đề cập đến rất nhiều vấn đề về nguyên tắc thu thập, đánh giá, chấp nhận chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong vụ kiện dân sự, xem các nguyên tắc này là cơ sở để hình thành chứng cứ trong vụ kiện dân sự, thông qua các quá trình thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ. Ở Đức, trong lĩnh vực dân sự, Tòa án sẽ chỉ xét xử bằng chứng do các bên đưa ra và sẽ không tiến hành các cuộc điều tra của riêng mình. Đương sự có quyền khởi kiện, chống lại sự khởi kiện và khi ấy phải nộp bằng chứng để chứng minh yêu cầu của mình, kèm theo đầy đủ các nhân chứng nếu có. Tòa án không có trách nhiệm,

buộc bên còn lại cung cấp chứng cứ có lợi cho nguyên đơn, hoặc tiến hành điều tra thu thập chứng cứ. Đánh giá, chấp nhận chứng cứ thuộc thẩm quyền của Tòa án, họ tự do quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ. Tòa án Đức chấp nhận các loại chứng cứ: Tòa án chứng kiến trực quan, lời khai của nhân chứng, xuất trình tài liệu, kiểm tra các bên và bằng chứng giám định. Góc độ chứng cứ, nghiên cứu Luật Tố tụng Dân sự của Đức, chứng cứ có được qua việc giao nộp của các bên tham gia vụ kiện, trong các phiên điều trần, tranh tụng xét xử công khai trước phiên tòa, Thẩm phán thu thập chứng cứ qua các biện pháp này, xem xét chấp nhận và ra phán quyết cuối cùng.

Trong lĩnh vực hình sự, theo Luật Tố tụng Hình sự Pháp, chứng cứ được hình thành dựa trên các quy định về trình tự thủ tục, tiêu chí thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ thông qua các loại hình chứng cứ cụ thể, hoặc thông qua các biện pháp điều tra, tranh tụng, thẩm vấn… Với Đức, trong lĩnh vực hình sự, các tiêu chí chấp nhận chứng cứ, cách thức, trình tự thủ tục thu thập chứng cứ được xây dựng với các quy tắc cho từng loại hình chứng cứ. Đặc biệt, ứng với chứng cứ điện tử, được xác định theo các Điều quy định tại Chương 4 của Luật Tố tụng Hình sự Đức.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ. (Trang 42 -44 )

×