Tính liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 110 - 112)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3 Nội dung yêu cầu pháp lý

3.3.1. Tính liên quan

Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án65 hay Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ66. Như vậy, tính liên quan được pháp luật Việt Nam xem là một trong những tiêu chí để kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Nếu chứng cứ có liên quan đến tình tiết trong

65 Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). 66 Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

vụ án hình sự, hay vụ án dân sự thì có khả năng chấp nhận chứng cứ, ngược lại thì không (Nguyễn Sơn Lâm, 2018). Chứng cứ điện tử là một loại hình của chứng cứ, nên theo luật định muốn chấp nhận thì phải đáp ứng tiêu chí tính liên quan. Tuy nhiên, nội dung của tính liên quan thì không được giải thích cụ thể, như thế nào là liên quan, sự thể hiện của tính liên quan là như thế nào, nội hàm của tính liên quan ra sao. Tất cả chưa được pháp luật Việt Nam làm rõ.

Tính liên quan theo Luật Chứng cứ của Mỹ được định nghĩa tại Quy tắc 401, Điều IV như sau: “Chứng cứ có liên quan nếu: (a) Nó có xu hướng chứng minh cho sự tồn tại tài liệu là sự thật hoặc không có thể xảy ra nó sẽ không là chứng cứ; và (b) sự thật là hệ quả trong việc xác định một hành vi”67. Từ định nghĩa này cho phép ta khẳng định, tính liên quan của chứng cứ là một thể hiện thông tin về kết quả từ một hành vi, hành động nào đó đã xảy ra trong quá khứ có liên quan đến tình huống pháp lý đang xem xét, và thông tin ấy là tồn tại một sự thật khách quan, bởi lẽ nó đã được chứng minh bằng một tài liệu là sự thật, đã được xác thực.

Khi con người hoạt động trên không gian mạng để lại dấu vết, đó là những dữ liệu điện tử phản ánh hai việc, một là nội dung liên quan đến hoạt động, hai là thông tin định danh liên quan đến chủ thể, phương tiện, thời gian, địa điểm và công nghệ thực hiện nội dung ấy. Nếu có tình huống pháp lý xảy ra, thu thập được những thông tin này thì đây là chứng cứ điện tử tiềm năng của tình tiết pháp lý trong tổng thể tình huống. Như vậy, cho thấy tính liên quan của chứng cứ điện tử có 2 phần: Một phần là liên quan nội dung, một phần là liên quan định danh. Liên quan nội dung thì đã rõ, ví dụ một người đăng nhập vào trang web để đăng tải một thông tin về bán hàng trực tuyến thì liên quan nội dung chính là thông tin được đăng tải. Liên quan định danh nó bao gồm: Chủ thể có thể là một nickname, hoặc một tài khoản đăng nhập nào đó để con người sử dụng trên không gian mạng, chưa thể xác định cụ thể chính xác là ai, cần phải xác định được sự liên quan đến con người thực tế; địa điểm cũng vậy, chỉ là một dãy địa chỉ IP cần phải được nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp một địa chỉ vật lý tương ứng với nó. Liên quan nội dung thì chỉ cần xem xét nội dung có liên quan đến tình huống pháp lý không là đủ, liên quan định danh thì phải được xác minh xem liên quan đến người, tổ chức thực, phương tiện, địa điểm thực hiện cụ thể là ở đâu theo địa chỉ vật lý, theo cách nào đó nội dung liên quan phải được cá thể hóa.

Tóm lại, đối với chứng cứ điện tử có thể vận dụng pháp luật Việt Nam và hệ thống Thông luật, Dân luật để xem tính liên quan là một trong những tiêu chí chấp

nhận chứng cứ, nhưng luật cũng cần quy định rõ về nội hàm, yêu cầu xác định tính liên quan thì người thực thi mới dễ dàng thực hiện, và thể hiện tính minh bạch trong chấp nhận chứng cứ. Lưu ý tính liên quan của chứng cứ điện tử có hai phần đó là liên quan nội dung và liên quan định danh. Liên quan nội dung để xác định nội dung sự kiện, liên quan định danh giúp cá thể hóa liên quan nội dung.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w