Bản chất thu thập chứng cứ điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.2Bản chất thu thập chứng cứ điện tử

2.2 Nội dung thu thập chứng cứ điện tử

2.2.2Bản chất thu thập chứng cứ điện tử

Bản chất của chứng cứ có liên quan đến tình huống pháp lý, phải phản ánh bản chất của thế giới mà chúng ta đang sống. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới tồn tại dưới dạng vật chất, con người phản ánh thế giới này thông qua quá trình nhận thức của mình. Vì vậy, chứng cứ phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức (Forkosch, M. D., 1971). Nói cách khác, chứng cứ là nhận thức của chủ thể tham gia tố tụng về sự kiện pháp lý được mang bởi dạng vật chất nhất định nào đó. Về mặt thể hiện, chứng cứ thể hiện dưới dạng vật chất, cơ sở để chủ thể tham gia tố tụng phản ánh nhận thức của mình về thông tin của một sự kiện pháp lý đã xảy ra. Ví dụ bản hợp đồng thương mại là chứng cứ trong một vụ kiện dân sự, sẽ tồn tại dưới dạng vật chất là mực và giấy biểu thị bởi các dạng ký tự của một loại ngôn ngữ và thông tin của dạng vật chất này được chủ thể tham gia tố tụng phản ánh bằng nhận thức của họ (Nguyễn Hải An, 2019). Như vậy, chứng cứ được phản ánh qua vật chất và phản ánh nhận thức. Quá trình thu thập

chứng cứ là quá trình phản ánh vật chất và một phần chưa trọn vẹn của phản ánh nhận thức, do chủ thể tham gia tố tụng thực hiện.

Chứng cứ điện tử là một loại chứng cứ, nên cũng được phản ánh bởi phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức. Tuy nhiên, do đặc thù riêng có của chứng cứ điện tử trong quá trình hình thành lệ thuộc vào công nghệ, nên chứng cứ điện tử còn phản ánh công nghệ tạo ra nó. Ví dụ cùng là mạng xã hội nhưng cách thức lưu trữ, truyền tải thông tin, tin nhắn trên Messenger và Zalo là khác nhau. Khi sử dụng tin nhắn làm chứng cứ điện tử, nó sẽ phản ánh vật chất là dữ liệu điện tử, phản ánh nhận thức qua thông tin mà vật chất này mang, như nội dung, tài khoản gửi đi, tài khoản nhận, gửi lúc mấy giờ, nơi gửi ở đâu. Ngoài ra, nó còn phản ánh công nghệ gửi, nhận đó là công nghệ của công cụ giao tiếp là Messenger hay Zalo, thiết bị là laptop hay điện thoại di động. Khi thu thập chứng cứ điện tử thì chủ thể tham gia tố tụng sẽ có được những phản ánh này, nhưng mức độ phản ánh thì có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác không thuộc phạm vi trình bày ở đây.

Từ đây, có thể thấy, bản chất của quá trình thu thập chứng cứ điện tử là quá trình phản ánh vật chất, phản ánh nhận thức, phản ánh công nghệ về dữ liệu điện tử của chủ thể tham gia tố tụng thu thập được. Mức độ phản ánh đáng tin cậy hay không, phản ánh đến đâu, nhận thức đến đâu là vấn đề cần nghiên cứu tiếp ở các phần sau của đề tài này.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 60 - 61)