Nhận xét, đánh giá và sử dụng cơ sở lý thuyết của chứng cứ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.3 Nhận xét, đánh giá và sử dụng cơ sở lý thuyết của chứng cứ

Theo lý thuyết về chứng cứ của hệ thống Thông luật được trình bày ở trên, chứng cứ có được là kết quả của việc các chủ thể tham gia tố tụng, dựa trên quy luật tự nhiên, xã hội, thông qua sử dụng công cụ, quy trình khoa học, công nghệ hợp lý, để thu thập các ghi nhận của sự việc, hiện tượng có liên quan đến tình huống pháp lý đã xảy ra trong đời sống, hoạt động xã hội của con người. Bên cạnh đó, các học thuyết đưa ra những tiêu chí chấp nhậnchứng cứ với nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, các học giả đều thống nhất ở điểm chung là cần phải có tiêu chí cho việc đánh giá, chấp nhận chứng cứ. Đồng thời, các học giả cũng thừa nhận chứng cứ là công cụ thiết yếu để xây dựng giả thuyết, sử dụng chứng cứ chứng minh tình huống pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Luật Chứng cứ và các luật khác có liên quan của hệ thống Thông luật, không nêu một cách tường minh về thu thập, đánh giá, chấp nhận và sử dụng chứng cứ, nhưng tất cả các quy tắc của Luật Chứng cứ và luật khác có liên quan, đều buộc các chủ thể tham gia tố tụng phải thực thi việc thu thập, đánh giá, chấp nhận chứng cứ dựa trên các quy tắc này, nhằm phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là dùng chứng cứ làm công cụ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm chứng minh, có nghĩa là sử dụng chứng cứ làm công cụ, xây dựng giả thuyết chứng minh tình huống pháp lý đã xảy ra. Đối với hệ thống Dân luật, tiêu biểu là các luật tố tụng hình sự và luật tố tụng dân sự của Pháp,

Đức, dù không đề cập trực tiếp, nhưng qua các điều luật, quy tắc, cho ta thấy rằng, muốn có chứng cứ để phục vụ việc phán quyết của Tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác một cách công bằng, bảo đảm công lý, thì phải có chứng cứ xác đáng, chính xác, khách quan. Muốn có chứng cứ thì không có gì khác hơn là phải thông qua các hình thức, biện pháp khác nhau do luật quy định, để thu thập chứng cứ; và nó phải được đánh giá, chấp nhận với các tiêu chí được quy định rất rõ ràng, cụ thể, có như vậy chứng cứ mới được đưa vào sử dụng, làm công cụ chứng minh sự thật đã xảy ra trong quá khứ của một tình huống pháp lý cụ thể.

Mặc dù, quan điểm lý thuyết về chứng cứ trong cùng một hệ thống cũng khác nhau, hệ thống pháp luật thực định về chứng cứ của hai hệ thống cũng khác nhau, nhưng chúng có những điểm chung đó là: Hướng đến xây dựng những điều luật, quy tắc, quy định của pháp luật có liên quan đến chứng cứ, sao cho được thực thi một cách có hiệu quả nhất, kết quả là cho ra được chứng cứ có giá trị sử dụng cao. Để làm được điều đó, thì các quy định của pháp luật có liên quan đến chứng cứ phải phù hợp, tạo một hành lang pháp lý tương xứng cho việc thu thập, đánh giá, chấp nhận và sử dụng cho từng loại hình chứng cứ xuất hiện trong thực tiễn khách quan, đáp ứng yêu cầu chứng minh có lý, thuyết phục, đúng đắn tình huống pháp lý. Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử cũng không ngoại lệ, sẵn sàng hướng tới việc tạo hành lang pháp lý phù hợp, thuận lợi cho việc thu thập, đánh giá, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử trong tương lai. Như vậy, đối với bất kỳ một hệ thống pháp luật hoạt động có hiệu quả trong việc sử dụng chứng cứ hay không, chính là do các quy định của pháp luật liên quan đến chứng cứ, có phù hợp tạo điều kiện cho việc thu thập, đánh giá, chấp nhận, sử dụng chứng cứ thực hiện trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ chứng minh thuận lợi, khách quan, công bằng, minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia tố tụng hay không.

Căn cứ vào phân tích trên, để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài

“Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử” cần phải giải quyết được các vấn đề về thu

thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử, cho pháp luật Việt Nam ở hiện tại và tương lai, trên cơ sở nền tảng lý thuyết của 2 hệ thống pháp luật hiện nay. Nghiên cứu sử dụng quan điểm lý thuyết Nhận thức mới về chứng cứ của hệ thống Thông luật, chấp nhận kết quả khoa học pháp y, cụ thể là điều tra pháp y kỹ thuật số vào việc nghiên cứu thu thập chứng cứ điện tử. Sử dụng quan điểm này để xây dựng quy trình điều tra thu thập chứng cứ điện tử cho pháp luật Việt Nam. Lý thuyết nền tảng chứng cứ, Luật Chứng cứ theo hệ thống Thông luật là rất cụ thể trong yêu cầu chấp nhận chứng cứ, dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết này xây dựng các tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử

cho pháp luật Việt Nam phù hợp với yêu cầu của chứng cứ điện tử. Nghiên cứu trình tự, thủ tục thu thập các loại hình chứng cứ có liên quan đến chứng cứ điện tử, trong hệ thống Dân luật để đề ra nguyên tắc, phương pháp, biện pháp thu thập chứng cứ điện tử, làm cơ sở giải quyết yếu tố hợp pháp của chứng cứ điện tử cho pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu vận dụng ưu điểm của hình thức tranh tụng trong Thông luật, với các nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể tham gia tố tụng, trong việc đưa ra chứng cứ trước Tòa; Thẩm phán độc lập có chuyên môn, cùng một Bồi thẩm đoàn vô tư, khách quan; yêu cầu luật pháp phải được dễ hiểu, minh bạch rõ ràng; kết hợp với ưu điểm của tố tụng thẩm vấn trong hệ thống Dân luật dựa vào kết quả của quá trình điều tra; hình thành nguyên tắc sử dụng chứng cứ điện tử trong lĩnh vực dân sự, hình sự của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử. (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w