CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
3.2 Sự phát triển kiểm toán hoạt động ở Việt Nam
Trên thế giới, KTHĐ được phát triển từ rất sớm vào những năm 1960 tập trung tại các quốc gia như Canada, Úc,.... Ở Việt Nam, đến năm 2014 KTHĐ mới được phát triển, vận dụng tổ chức thực hiện cuộc KTHĐ độc lập mà không lồng ghép thí điểm như các năm về trước thực hiện kiểm toán chuyên đề. Năm 2014, KTNN đã thành lập được phòng KTHĐ thuộc Vụ Tổng hợp có 17 người, gồm 01 KTV chính, 08 KTV, 08 KTV dự bị, trong đó: 14 thạc sỹ; 05 KTV tốt nghiệp khóa đào tạo 10 tháng về KTHĐ tại Canada. Đội ngũ KTV lúc bấy giờ rất thành thạo ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia CCAF đến từ Quỹ kiểm toán toàn diện Canada.
Loại hình KTHĐ đang được phát triển và vận dụng vào Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn so với các nước trong khu vực, cũng như việc phát huy đồng thời vai trò KTHĐ và vai trò KTNN cùng với việc giải quyết những mâu thuẫn trong mối quan hệ với QLTC công, tài sản công là tất yếu, khách quan. Đặc biệt KTHĐ hiện nay được tập trung thực hiện kiểm toán đối với các chương trình, dự án hay chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, KTNN chưa thực hiện hiệu quả phương thức tiền kiểm như một số SAIs trên thế giới đối với giai đoạn xây dựng, quyết định dự toán, lập chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch hoạt động cũng như phương thức hiện kiểm là quá trình kiểm toán trong khâu thực hiện chính sách, tổ chức đấu thầu, thi công dự án. Phương thức hậu kiểm là quá trình kiểm toán sau khi các chương trình, dự án hoàn thành đưa vào hoạt động và quyết toán vốn đầu tư, đánh giá chất lượng, tác động và hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng, phương thức này được KTNN Việt Nam đang thực hiện và đưa ra nhiều kết quả xử lý tài chính.
Ở Việt Nam cần có một tiến trình cải cách để việc nâng cao năng lực KTHĐ, CCHC công được đồng bộ, thích ứng với Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử trong cuộc Cách mạng công nghiệm 4.0 thì KTHĐ được phát triển mạnh hơn với công nghệ số hóa thông tin, dữ liệu lớn (Big data); điều đó sẽ thuận lợi hơn cho việc thực hiện mở rộng các cuộc KTHĐ trên toàn quốc. Tổ chức KTHĐ của KTNN Việt Nam là quá trình xây dựng và phát triển chiến lược KTHĐ trong các cuộc kiểm toán trọng điểm, các chương trình, dự án công cộng hay các đối tượng sử dụng tài chính, tài sản công. Vấn đề đặt ra làm sao để pháp luật KTNN Việt Nam phát huy cao vai trò pháp chế và tính chuẩn mực trong thi hành pháp luật cùng với việc áp dụng trong tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm và hậu kiểm. Loại hình KTHĐ phải mang tính toàn diện về mục tiêu với việc thiết lập
các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá được xem là sự hình thành nên tiêu chuẩn KTHĐ mà KTNN phải hướng tới để đáp ứng được mục tiêu mong đợi của ASOSAI.
Hiện nay, quy trình, CMKT của KTNN đã được hoàn thiện, hệ thống các CMKT liên quan đến KTHĐ như: CMKT Nhà nước số 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong HĐKT của KTNN; Chẩn mực kiểm toán Nhà nước số 300 - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động; CMKT quốc tế ISSAI 3000 của INTOSAI - Chuẩn mực kiểm toán hoạt động; CMKT quốc tế ISSAI 3100 của INTOSAI - Hướng dẫn các khái niệm cơ bản trong kiểm toán hoạt động; CMKT quốc tế ISSAI 3200 của INTOSAI - Hướng dẫn quy trình kiểm toán hoạt động. Hệ thống chuẩn mực KTHĐ của KTNN có sự thay đổi lớn phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên ở nước ta hiện nay vẫn phải tuân thủ các CMKT quốc tế được Việt hóa, số hiệu chuẩn mực vẫn căn cứ số hiệu chuẩn mực quốc tế.
Ở nước ta có nền kinh tế đang chuyển biến tích cực, những đặc điểm trong quản lý và hoạt động cần phải có một bước tiến thay đổi lâu dài để các bộ chuẩn mực KTHĐ được điều chỉnh và phù hợp với thực tiễn trong quá trình vận hành bộ máy KTNN. Công tác KTHĐ là nhiệm vụ hàng đầu để đạt được mục tiêu kiểm toán do các SAIs định hướng, quyết định chiến lược lâu dài, tầm nhìn trung và dài hạn; hoàn thiện bộ máy KTNN và chất lượng KTHĐ nâng tầm quốc tế.