Xử lý kiến nghị kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 132 - 135)

CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

3.6 Kết quả thực hiện kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công

3.6.4 Xử lý kiến nghị kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Kết quả KTHĐ chỉ mới được KTNN thực hiện vài năm trở lại đây, năm 2014 là năm đầu thực hiện thí điểm các cuộc KTHĐ trọng điểm, chưa có kết quả xử lý tài chính đến năm 2016. Năm 2017, 2018 KTNN mở rộng quy mô, đối tượng KTHĐ hơn thì kết quả xử lý tài chính được tổng hợp như sau:

Bảng 3.3: Kết quả KTHĐ kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN và kiến nghị khác giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: Đồng Năm KTHĐ tăng thu NSNN (b1) KTHĐ giảm Chi đầu tư XDCB (b2) KTHĐ giảm chi thường xuyên (b3) KTHĐ kiến nghị khác (b4) Tổng cộng KTHĐ (b) Tổng kiến nghị kiểm toán tài chính, TSC (T) Tỷ lệ (%) b/T 2014 0 0 0 0 0 23.130.504.712.287 0% 2015 0 0 0 0 0 19.863.476.046.428 0% 2016 0 0 0 0 0 38.775.912.479.285 0% 2017 207.704.981.329 111.782.377.540 180.902.424.920 60.936.826.892 561.326.610.681 91.322.710.630.274 0,61% 2018 276.816.393.018 132.840.362.538 149.460.283.648 70.293.742.738 629.410.781.942 97.826.374.859.473 0,64%

Nguồn: Báo cáo kiểm toán giai đoạn 2014 – 2018

Kết quả xử lý kiến nghị trong KTHĐ là xử lý về mặt tài chính, kết quả này lại càng khác biệt rõ rệt nhất so với kết quả xử lý trong kiểm tóan tuân thủ và kiểm toán tài chính ở chỗ: Năm 2014, 2015, 2016, không có kết quả xử lý kiến nghị về tài chính nên tỷ lệ đạt 0%. Đến năm 2017, kết quả kiến nghị xử lý tài chính KTHĐ với số tiền 561 tỷ đồng, đạt 0,61% tổng kiến nghị xử lý về kiểm toán tài chính công, tài sản công toàn ngành, gồm: Tăng thu nộp NSNN là 208 tỷ đồng, giảm chi đầu tư 112 tỷ đồng, giảm chi

thường xuyên 181 tỷ đồng, kiến nghị khác 61 tỷ đồng. Đến năm 2018, kết quả kiến nghị xử lý tài chính KTHĐ với số tiền 629 tỷ đồng, gồm: Tăng thu nộp NSNN là 277 tỷ đồng, giảm chi đầu tư 133 tỷ đồng, giảm chi thường xuyên 149 tỷ đồng, kiến nghị khác 70 tỷ đồng (Báo cáo kiểm toán năm).

Qua đó cho thấy, kết quả xử lý kiến nghị kiểm toán về tài chính trong KTHĐ là rất thấp so với các loại hình kiểm toán khác, nguyên nhân mục tiêu KTHĐ tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển. Thực trạng cho thấy, khi KTNN phát huy được vai trò tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm trong KTHĐ, kết quả xử lý tài chính có chiều hướng giảm, thậm chí bằng không. Với mong mỏi của KTNN không phải chỉ là con số thành tích mà là thực hiện thẩm quyền đối với hành vi ra quyết định lựa chọn vấn đề kiểm tra, tham vấn chính sách trên khía cạnh rủi ro, trọng yếu kiểm toán với việc thiết chế các quyền hạn gắn với vai trò giám sát, kiểm soát tổng thể các hoạt động quản lý chương trình, dự án giúp cho Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân thực hiện mục tiêu quản lý, chống tiêu cực (Báo cáo kiểm toán năm).

Gọi b là giá trị kiến nghị kiểm toán, y là giá trị báo cáo KTHĐ, x là giá trị được kiểm toán. Ta có công thức y = x – b (các giá trị được xác định cho từng lĩnh vực kiểm toán như: Kiến nghị thu (x1), chi đầu tư (x2), chi thường xuyên (x3) và kiến nghị khác

(x4) theo báo cáo kiểm toán đã được công bố, tương tự ta có b1, b2, b3, b4).

Vận dụng kết quả kiểm toán tại Bảng 3.3, ta tính giá trị báo cáo KTHĐ theo. Theo quy định của KTNN cho biết lĩnh vực thu ngân sách có tỷ lệ sai sót trọng yếu là 2% giá trị được kiểm toán (x1), lĩnh vực đầu tư xây dựng có tỷ lệ sai sót trọng yếu tối thiểu 1% giá trị được kiểm toán (x2); lĩnh vực chi thường xuyên có tỷ lệ sai sót trọng yếulà 5% giá trị được kiểm toán (x3), lĩnh vực khác có tỷ lệ sai sót trọng yếu là 5% giá trị được kiểm toán (x4).

Ta tính giá trị báo cáo KTHĐ năm 2018 cho các chương trình, dự án đầu tư xây dựng theo công thức y2(2018) = x2 - 1%*x2. Ta có b2(2018) = 1%*x2 => b2 = 1%*x2 = 132.840.362.538 thì x2 = 13.284.036.253.800 đồng. Vậy giá trị báo cáo KTHĐ lĩnh vực đầu tư được công bố là y2(2018) = x2 -b2 = 13.151.195.891.262 đồng, trong đó từng công trình cụ thể được xác nhận giá trị thực qua kiến nghị kiểm toán.

Tương tự, tính giá trị báo cáo KTHĐ năm 2018 tổng thể các lĩnh vực. Ta tính b1 = 2%*x1 = 276.816.393.018, thì x1 = 13.840.819.650.900 đồng; b3 = 5%*x3 = 149.460.283.648, thìx3 = 2.989.205.672.960 đồng; b4 = 5%*x4= 629.410.781.942, thìx4

= 1.405.874.854.760 đồng.

Vậy ta có y(2018) = x - b = 30.890.525.650.478 đồng; tương tự tính y(2017) = x - b

Bảng 3.4: Giá trị báo cáo KTHĐ kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN và kiến nghị khác năm 2017 và năm 2018

Đơn vị tính: Đồng

Năm

Giá trị báo cáo KTHĐ Thu NSNN (Y1) với 2% sai sót

Giá trị báo cáo KTHĐ Chi đầu tư

XDCB (Y2) với 1% sai sót

Giá trị báo cáo KTHĐ Chi thường xuyên (Y3) với 5%

sai sót

Giá trị báo cáo KTHĐ xử lý khác (Y4) với 5% sai sót

Tổng cộng (Y)

2017 10.177.544.085.121 11.066.455.376.460 3.437.146.073.480 1.157.799.710.948 25.838.945.246.009

2018 13.564.003.257.882 13.151.195.891.262 2.839.745.389.312 1.335.581.112.022 30.890.525.650.478

Nguồn: Báo cáo kiểm toán giai đoạn 2014 – 2018

Trường hợp tính giá trị báo cáo KTHĐ cho năm 2016, 2015, 2014 ta thấy giá trị kiến nghị xử lý tài chính trong các lĩnh vực bằng không (Bảng 3.3), tức là b = 0. Như vậy giá trị tài chính của báo cáo KTHĐ bằng với giá trị tài chính quyết toán từng lĩnh vực. Xét ở phạm vi sai phạm về cơ chế chính sách, quản lý, điều hành trong hoạt động thì báo cáo KTHĐ vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, xét về phạm vi xử lý tài chính thì KTNN đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Tác giả luận án tổng hợp kết quả KTHĐ được xử lý tài chính sau khi phát hành báo cáo KTHĐ tại bảng sau:

Bảng 3.5: Giá trị báo cáo KTHĐ so với giá trị được kiểm toán năm 2017 và 2018

Đơn vị tính: Đồng

Năm Giá trị báo cáo được

KTHĐ (X) xử lý KTHĐ Giá trị kiến nghị(b) Giá trị báo cáo KTHĐ (Y)

2017 26.400.271.856.690 561.326.610.681 25.838.945.246.009 2018 31.519.936.432.420 629.410.781.942 30.890.525.650.478

Nguồn: Báo cáo kiểm toán giai đoạn 2014 – 2018

Như vậy, giá trị báo cáo KTHĐ được xác định dựa trên giá trị báo cáo được kiểm toán sau khi loại trừ giá trị kiến nghị kiểm toán (giá trị sai phạm trọng yếu) được công bố hàng năm trước công chúng. Tỷ lệ sai phạm được tính là % trên giá trị báo cáo được kiểm toán thì giá trị báo cáo KTHĐ được xác định bởi phương pháp trên.

Trên thực tế cho thấy, đối với dự án xe điện Cát Linh – Hà Đông, KTNN tổ chức KTHĐ ngay tại giai đoạn thực hiện tiền kiểm cho đầu vào, hiện kiểm cho hoạt động đầu ra thì sẽ có kiến nghị, tham vấn kịp thời để hiệu chỉnh không làm tăng tổng mức đầu tư từ 8.000 tỷ đồng (x1) lên 18.000 tỷ đồng (x2), thời gian kéo dài thi công từ 4 năm lên đến hơn 10 năm như kết quả hậu kiểm của KTNN đã được công bố năm 2018 (Báo cáo kiểm toán năm). Vì vậy, thực hiện kiểm toán liên tục, KTNN sẽ tham vấn kịp thời cho Quốc hội, Chính phủ về yếu tố khả thi, tiền khả thi và việc quyết định lựa chọn tổng thầu xây dựng, quyết định phê duyệt chủ trương hay không; trong quá trình thi công, xây dựng,

KTNN tham vấn chủ đầu tư, tổng thầu xây dựng ngăn chặn những sai sót, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trong suốt quá trình hình thành dự án. Kiểm toán các công ty cấp thoát nước, hiện nay KTNN chỉ kiểm toán tài chính nhưng không KTHĐ lĩnh vực bảo vệ môi trường tài nguyên, nguồn lợi nước. Tương tự đối với siêu dự án sân bay Long Thành cần được kiểm toán giá trị dự toán, kế hoạch, quy hoạch, đấu thầu lựa chọn nhà thầu,...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w