CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
4.3 Những vấn đề đặt ra với yêu cầu tăng cường kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà
vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công hiện nay
4.3.1 Những phát hiện trong kiểm toán và yêu cầu đối với kiểm toán
Qua những phát hiện trong quá trình kiểm toán với những hạn chế, bất cập của hệ thống QLTC, tài sản công, KTNN đưa ra những vấn đề giải quyết mâu thuẫn.
Thứ nhất, tính hiệu lực trong quản lý, điều hành ngân sách, tài chính, tài sản công
Qua thực tiễn KTHĐ, KTNN đã phát hiện những bất cập giữa Luật ngân sách, các văn bản hướng dẫn luật và trong quá trình áp dụng, triển khai luật, văn bản dưới luật: Do đất nước đang phát triển, nền kinh tế bị ảnh hưởng theo xu hướng quốc tế hóa toàn cầu, phải điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, giao thương trong nước và trên thế giới; các quy định của văn bản pháp luật và vận dụng thực tiễn còn nhiều mâu thuẫn, xung đột dẫn đến nhanh lạc hậu, trong thực tiễn hiệu lực điều chỉnh của nhiều văn bản còn thấp; hơn nữa, phát hiện nhiều văn bản pháp luật hiện hành bỏ sót những đối tượng cần điều chỉnh, các tác động từ nền kinh tế cần điều chỉnh nhưng không dự kiến hết; các văn bản thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung theo luật định nên có sự trùng lập, chồng chéo và vô hiệu hoá lẫn nhau một số quy định.
hệ thống kiểm soát nội bộ theo ngành, lĩnh vực còn nhiều hạn chế, yếu kém; đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đang phải chuẩn hoá năng lực, đạo đức để tinh lọc, gọn nhẹ bộ máy biên chế đồ sộ, nhàn rỗi nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý mà hiện nay vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, bứt phá; việc đó còn phải lệ thuộc vào tư quy nhiệm kỳ, chuẩn mực hoạt động, hành vi ra quyết định,...
Thứ hai, về chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển là các khoản chi để hình thành nên tài sản công từ các chương trình, dự án, chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Luật NSNN năm 2015 quy định nghĩa vụ hỗ trợ của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới “khi phát sinh các nhiệm vụ quan trọng, cần thiết mà sau khi bố trí lại NSNN, sử dụng dự phòng, tăng thu ngân sách, dự trữ tài chính, kết dư ngân sách nhưng vẫn chưa đáp ứng được”. Qua KTHĐ cho thấy, các khoản chi đầu tư phát triển được lập dự toán chưa thực sự căn cứ vào nguồn lực công theo các tiêu chuẩn, chế độ và định mức được các cơ quan có thẩm quyền ban hành mà đan xen các yếu tố đặc thù làm tăng tổng dự toán và tổng mức đầu tư để được hỗ trợ tăng vốn. Những bất cập qua phát hiện trong quá trình thực hiện KTHĐ cần phải đổi mới phương thức kiểm soát quản lý. Chi đầu tư phát triển có tầm quan trọng và vai trò to lớn mang lại hiệu quả, hiệu lực trong phát triển hoạt động theo ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế, an sinh xã hội,... Với tầm quan trọng chiến lược này, ngành KTNN và các cấp chính quyền đã vào cuộc hợp tác toàn diện. KTNN tổ chức KTHĐ nhằm tháo gỡ kịp thời những bất cập, mâu thuẫn vốn có và nâng cao chất lượng quản lý, điều hành hoạt động, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản công một cách hiệu quả, hiệu lực và tiết kiệm chống lãng phí theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, kiểm toán hoạt động về kiểm soát chuyển giá: Hoạt động chuyển giá tại các nước phát triển và ở Việt Nam không những chỉ ảnh hưởng, phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm chống hoạt động chuyển giá đối với ngành thuế, các cơ quan hữu quan, Chính phủ, các cấp QLNN mà còn tác động đến góc nhìn, hành vi ra quyết định của KTNN. Với vị trí, vai trò của KTNN Việt Nam hiện nay đang được tăng cường mạnh mẽ giúp các cấp, các ngành, Chính phủ và Quốc hội hoàn thiện hơn về luật thuế, pháp luật chống hoạt động chuyển giá, bảo toàn nguồn lực tài chính quốc gia một cách an toàn, vững mạnh. Do đó, để kiểm toán hiệu quả về chương trình chống chuyển giá ở Việt Nam là một yêu cầu thiết yếu mà KTNN cần thực hiện sớm; việc tổ chức thực hiện, vận dụng kiểm toán hiệu quả nhất là KTHĐ vì loại hình này có vai trò đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các khâu chống hoạt động chuyển giá ở Việt Nam đối với các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn; về thời gian, thời điểm KTHĐ chống chuyển giá yêu cầu phải được thực hiện ngay từ giai đoạn có dấu hiệu chuyển giá mà các cơ quan thuế Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng về cung cấp thông tin, dữ liệu nguồn (kiemtoannn.gov.vn).
Thứ tư, yêu cầu đối với chủ thể KTNN: KTNN phải từng bước cải cách BMKT tinh gọn, chất lượng, đội ngũ kiểm toán có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời, công tác chỉ đạo điều hành đoàn kiểm toán từng bước đổi mới đi vào hệ thống, đặc biệt quan tâm tới tổ chức đoàn KTHĐ. Bên cạnh những yêu cầu đã đạt được hiệu quả nhất định trong công tác kiểm toán; song, yêu cầu cấp bách hiện nay làm sao để phát triển toàn diện, mạnh về năng lực KTHĐ để vận dụng trong kiểm toán các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển có nhiều lĩnh vực gây bức xúc trong công chúng; đây là vấn đề cần đổi mới thiết thực để đưa chất lượng hoạt động của KTNN Việt Nam xứng tầm kiểm toán quốc tế. Để đạt được mục tiêu và đáp ứng được yêu cầu mong đợi, cần phải nhìn nhận những hạn chế nội tại để cải cách, đổi mới.
4.3.2 Sự phát triển trong hoạt động kiểm toán
Thứ nhất, phát triển môi trường hành lang pháp lý về KTHĐ
Trong môi trường kiểm toán hiện nay, KTNN đang dần hoàn thiện bộ tiêu chí KTHĐ (đầu vào, đầu ra) để đánh giá các nội dung có liên quan đến KTHĐ như: Lập, giao, phân bổ dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách của các cơ quan quản lý làm căn cứ đánh giá, xác định trọng yếu tổng thể, trọng yếu thực hiện và rủi ro trong KTHĐ.
KTNN đã đưa ra ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật NSNN và Luật KTNN theo hướng áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong HĐKT. Qua các năm, KTNN đã hoàn thiện được quy chế phối hợp công vụ giữa KTNN và các cấp chính quyền Nhà nước. Hướng tới, KTNN sẽ đề nghị bổ sung quy định pháp lý để KTNN có thể truy cập và khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử tại các đơn vị và thực hiện công tác giám sát trực tuyến thường niên việc lập, phân bổ dự toán, tổng hợp, quyết toán thu chi NSNN các cấp. Điều đó sẽ hạn chế được thời gian thực hiện KTHĐ, giảm thiểu nhận sự của đoàn KTHĐ (kiemtoannn.gov.vn).
Thứ hai, điều hành hoạt động của đoàn KTHĐ: Cơ cấu nhân sự một đoàn KTHĐ đảm bảo là nguồn lực chủ chốt trong thực thi nhiệm vụ để đạt được mục tiêu chung của KTHĐ, mang lại kết quả cụ thể theo mục tiêu hiệu quả, hiệu lực. Vì vậy, yếu tố con người và điều hành nhân sự phải được quan tâm hàng đầu; tăng cường tính tự lực, tự cường, nâng cao vai trò, trách nhiệm hợp tác, quan hệ tốt trong HĐKT và khách thể kiểm toán là một yêu cầu để phát triển tốt bộ máy hoạt động của đoàn KTHĐ (Kiểm toán Nhà nước, 2018).
Thứ ba, môi trường đào tạo, nâng cao chất lượng Kiểm toán viên KTHĐ: Trong môi trường đào tạo KTHĐ, chủ thể KTNN luôn tạo nhiều điều kiện cho các Kiểm toán viên KTHĐ được tham gia tập huấn, thảo luận cùng các Bộ ngành, địa phương triển khai áp dụng các Luật, Pháp lệnh, các chính sách mới ban hành hoặc sửa đổi bổ sung để cập nhật kịp thời các thay đổi về chính sách liên quan đến quản lý điều hành ngân sách.
KTNN luôn tạo điều kiện trong môi trường học tập, đào tạo quốc tế về chương trình KTHĐ không ngừng nâng cao năng lực kiểm toán, thực hành KTHĐ có sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài,... KTNN quan tâm ưu tiên bổ nhiệm những Kiểm toán viên KTHĐ có trình độ, năng lực, đạo đức và nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp kiểm toán nước nhà (Kiểm toán Nhà nước, 2018).
Thứ tư, phát triển KTHĐ: Hiện nay, loại hình KTHĐ đang được các SAIs quan tâm đúng mực. KTNN Việt Nam dự kiến sẽ thành lập một chuyên ngành KTHĐ khi có đủ điều kiện, đây là thời cơ tốt nhất và thuận lợi để vận dụng KTHĐ trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, luôn gây bức xúc trong công chúng,... Hơn thế, các KTV khu vực và chuyên ngành sẽ được quan tâm đào tạo kinh nghiệm KTHĐ quốc tế, vận dụng hiệu quả loại hình KTHĐ vào thực tiễn nước nhà, nâng cao trình độ Kiểm toán viên KTHĐ, đáp ứng được mục tiêu mà các SAIs định hướng (ASOSAI 14).