CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
4.6 Các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò KTNN trong quản lý tài chính, tài sản công với việc tăng cường
công với việc tăng cường kiểm toán hoạt động
4.6.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Để nâng cao vai trò KTNN, kiến nghị Nhà nước quan tâm những mặt sau: (1) Nhà nước cần điều chỉnh những quy định để nâng cao hơn nữa vị trí pháp lý, vai trò của KTNN tránh trùng lập, chồng lấn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra kinh tế. Nâng cao vai trò của KTNN với việc thiết chế độc lập đã được hiến định thì Nhà nước cần bổ sung rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra là chỉ thực hiện thanh tra chuyên sâu theo vụ việc, theo kết quả của kiểm toán khi có dấu hiệu tham nhũng, sai phạm nghiêm trọng cần xác minh làm rõ. Nhà nước cần quy định rõ thẩm quyền xử lý vi phạm trong kiểm toán nói chung, KTHĐ nói riêng nhằm tránh trường hợp các đơn vị, đối tượng dựa vào kiểm toán để hợp thức hóa những vụ việc đáng ra phải được thanh tra, xác minh làm rõ; (2) Tiếp tục rà soát sửa đổi Luật KTNN năm 2015 để phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và Luật thanh tra năm 2010, tập trung vào các vấn đề: Đối tượng kiểm toán, phạm vi kiểm toán; thời hạn kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán, nhất là đối với báo cáo KTHĐ; phạm vi thực hiện các mối quan hệ phối hợp, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức tránh trùng lập, chồng chéo nhiệm vụ trong hoạt động; nâng cao chế tài và tính pháp chế của Luật KTNN về xử lý vi phạm pháp luật trong HĐKT đối với các đơn vị được kiểm toán, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan; (3) Quốc hội chỉ đạo Chính phủ, Bộ ngành trong mối quan hệ phối hợp với KTNN trong hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản công và kiểm soát hoạt động QLTC, tài sản công. Quy định về nguyên tắc khai thác thông tin tài liệu mật, bí mật quốc gia để đưa vào kế hoạch KTHĐ, phục vụ nhiệm vụ chính trị quốc gia và nguyên tắc công khai kết quả KTHĐ cho người sử dụng thông tin, công chúng và các SAIs thuộc các Cơ quan kiểm toán Quốc tế; (4) Nhà nước luôn ưu tiên phân bổ kinh phí hoạt động cho KTNN, nâng cao chế độ tiền lương và thu nhập của KTV toàn ngành và Kiểm toán viên KTHĐ so với KTV các nước phát triển
trong khu vực để đảm bảo tính chuẩn mực, chính trực, khách quan, chí công vô tư theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Nhà nước luôn quan tâm đến đầu tư, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở vật chất đảm bảo các hoạt động của KTNN được trang bị hiện đại so với các SAIs có truyền thống phát triển mạnh về KTHĐ.
4.6.2 Kiến nghị đối với Kiểm toán Nhà nước
Đối với KTNN để nâng cao vai trò trong HĐKT có tầm ảnh hưởng quốc tế và khu vực, KTNN cần thực hiện một số nhiệm vụ chính sau: (1) KTNN cần xác định rõ nguồn lực công quốc gia và bao quát hết các nguồn lực để KTHĐ, mạnh dạn đề trình để đưa vào kế hoạch KTHĐ và quy định thẩm quyền kiểm toán đối với các nguồn lực công được Hiến pháp quy định theo hướng không ngoại trừ đối tượng, lĩnh vực và phạm vi; KTNN cần tham mưu Quốc hội quy định rõ thẩm quyền kiểm toán thuế trong Luật KTNN; từ đó thực hiện KTHĐ về thuế và chỉ rõ nhận thức đối với các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế không hiểu nhầm việc kiểm toán thuế có sự khác biệt với kiểm toán NSNN; (2)KTNN cần nghiên cứu tổ chức và xây dựng kế hoạch KTHĐ đối với hoạt động chuyển giá phù hợp với thông lệ quốc tế và tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán; ngoài ra, KTNN cần bổ sung khuôn khổ pháp lý cho HĐKT thuế và chống chuyển giá tại Luật KTNN, Luật quản lý thuế và các quy định dưới Luật; (3) KTNN hoàn thiện vai trò pháp chế pháp luật KTNN trình Quốc hội, quy định cụ thể hơn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán và ứng dụng trong KTHĐ, phù hợp với các quy định của Luật pháp; KTNN đề xuất bổ sung thẩm quyền về việc xử lý các vi phạm pháp luật KTNN thuộc về Tổng KTNN và các chức danh thuộc KTNN; KTNN quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật KTNN, thời hiệu xử lý, thẩm quyền cưỡng chế thuộc về các chức danh của KTNN; đề xuất quyền hạn về khiếu nại, khởi kiện trong HĐKT khi Luật KTNN được sửa đổi, hoàn thiện; (4) KTNN hoàn thiện vai trò pháp chế các quy định của Luật KTNN về tăng cường vai trò của KTNN trong HĐKT với việc phân quyền, trách nhiệm truy cập dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức có liên quan đến HĐKT và cơ sở dữ liệu quốc gia cùng với trách nhiệm giải trình và bảo mật thông tin; bổ sung quy định trong hệ thống pháp luật KTNN về kiểm toán nội bộ tại các đơn vị được kiểm toán cho phù hợp với Luật Kế toán 2015 nhằm giúp cho HĐKT được thuận lợi hơn trong việc sử dụng kết quả của kiểm toán nội bộ và khai thác thông tin, dữ liệu; bổ sung quy định kiểm toán trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu, cán bộ quản lý và sự phối hợp của cơ quan Thanh tra và KTNN trong HĐKT; qua đó, KTNN cần đẩy mạnh thực hiện công nghệ hóa hệ thống thông tin điện tử của KTNN tương thích với hệ thống thông tin Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử để đảm bảo rút ngắn thời gian, hạn chế nhân sự đoàn KTHĐ; hướng tới, KTNN tăng cường thực hiện KTHĐ trên nguyên tắc tác nghiệp nhanh, tức là thực hiện KTHĐ trên phần mềm kiểm toán ứng dụng kỹ thật số, số hóa, điện tử hóa trong khai
thác thông tin, dữ liệu điện tử, khi cần thiết đoàn KTHĐ trực tiếp đến củng cố bổ sung hồ sơ, tài liệu, bằng chứng và thông báo kết luận kiểm toán; (5) Ngoài những nhiệm vụ cấp bách và quan trọng, KTNN liên tục tổ chức đào tạo quốc tế cho Kiểm toán viên KTHĐ về phương pháp KTHĐ trong môi trường công nghệ thông tin, tức là kiểm toán trên hồ sơ, tài liệu số hóa, chữ ký điện tử; thường xuyên trao đổi thông tin, nghiệp vụ QLTC công với các cơ quan, đơn vị được kiểm toán và phối hợp với các Bộ, ngành, tham gia thảo luận, tập huấn định kỳ về công tác điều hành, QLTC, NSNN các cấp. Ngoài ra, KTNN luôn tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa; bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật KTNN về các vấn đề đang được quốc tế quan tâm; nâng cao ý thức, chuẩn mực đạo đức công vụ; hoàn thiện bộ máy KTNN đáp ứng được phương thức tổ chức, mạnh về năng lực, tốt về đạo đức, chuẩn về hành vi,...
4.6.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công
Các cơ quan, các cấp, các ngành thực hiện vai trò QLTC, tài sản công luôn giữ mối quan hệ hợp tác công vụ tốt với KTNN để phối hợp trong việc giải toả trách nhiệm của người đứng đầu, tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn trong điều hành, quản lý, đặc biệt những phát hiệu qua KTHĐ. Người đứng đầu các cơ quan quản lý luôn chỉ đạo công khai tài chính cho KTNN và thường niên thảo luận dự toán, thảo luận kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàng năm và nhiệm kỳ. Các cơ quan, các cấp, các ngành cần minh bạch trách nhiệm giải trình và trách nhiệm trong QLNS, tài chính, tài sản công cho cơ quan KTNN cùng với Bộ Tài chính để giải tỏa trách nhiệm liên đới thuộc phạm vi, thẩm quyền.
Các cơ quan QLTC, tài sản công cần tuyên truyền mạnh hơn về nhận thức việc chấp hành các quy định của pháp luật KTNN nhằm hạn chế những sai sót trong thi hành khi hệ thống pháp luật Nhà nước chưa được hoàn thiện, thay thế. Nâng cao nhận thức về xử phạt hành chính vi phạm ảnh hưởng đến an ninh tài chính, ngân sách và thất thoát, lãng phí quỹ công theo luật định mới do KTNN quy định. Tập huấn quy định của KTNN về xử lý vi phạm pháp luật KTNN trong thực hiện kiến nghị của KTNN và trong hợp tác công vụ. Nâng cao nhận thức hơn nữa về vai trò của KTHĐ đối với các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển do KTNN thực hiện.
Các đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức có liên quan đến HĐKT nâng cao ý thức hợp tác với KTNN trong việc cung cấp, khai thác dữ liệu điện tử, số hóa, thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị và đẩy mạnh hợp tác công vụ về quyền hạn khiếu nại, khởi kiện trong HĐKT.
Kết luận chương 4
Như vậy, vai trò của KTNN có mối quan hệ sâu sắc, gắn chặt với vai trò của KTHĐ nhưng chưa thực hiện đột phá chiến lược và mang lại kỳ vọng, hiệu quả trong kiểm soát quản lý ngân sách, tài chính, tài sản công giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra trước bối cảnh hội nhập quốc tế, KTNN đã thể hiện được phần nào vai trò chủ đạo trong mối quan hệ với quản lý, giám sát công quỹ góp phần ngăn chặn lãng phí, thất thoát, đẩy mạnh hiệu quả, hiệu lực hoạt động và hiệu năng quản lý. Để đáp ứng được nhiệm vụ mới, KTNN cần đổi mới phương thức tổ chức KTHĐ theo định hướng chiến lược của ASOSAI; KTNN thực hiện mục tiêu hiệu quả khi các nguồn lực được củng cố mạnh mẽ, kiện toàn BMKT với vai trò, chức trách và thẩm quyền tổ chức thực hiện các cuộc KTHĐ độc lập theo một chiến lược kiểm toán dài hạn, xuyên suốt chu trình hoạt động từ các khâu lập, chấp hành dự toán, thực hiện và quyết toán vốn đầu tư, đưa tài sản vào quản lý sử dụng và giám sát hoạt động.
Vai trò của KTNN được hiến định hoạt động độc lập gắn với hoạt động kiểm soát, giám sát của Nhà nước trong quản lý và sử dụng nguồn lực công, tài chính, tài sản công. Các giải pháp nâng cao vai trò hiệu quả, hiệu lực của KTNN qua KTHĐ nhằm giúp cho Quốc hội, Chính phủ và các cấp QLNN đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả Cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng phát triển nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, xã hội hóa y tế, giáo dục, đào tạo, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh CCHC, cải cách pháp luật, tinh gọn bộ máy Nhà nước; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và chính sách đối ngoại. Định hướng chiến lược giúp cho BMKT Nhà nước được cải tiến đồng bộ, hiện đại, thực hiện tốt bốn mục tiêu định hướng của ASOSAI, trình INTOSAI; giúp KTNN khơi thông nguồn lực, thể chế hoạt động để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực công được Nhà nước giao cho; KTNN thực hiện các đột phá chiến lược "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", xây dựng BMKT liêm chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành động, công vụ, tạo động lực và áp lực trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong các đơn vị KTNN; chú trọng CCHC bộ máy KTNN, vận dụng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức BMKT, biên chế KTNN tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu và định hướng phát triển vai trò KTNN trong mối quan hệ với vai trò kiểm soát QLTC, tài sản công của Quốc hội, Chính phủ và các chủ thể quản lý của nền kinh tế. Kết quả được rút ra từ đánh giá thực trạng tổ chức KTHĐ đối với KTNN Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho thấy: (1) Tổ chức KTHĐ ở Việt Nam đang theo hướng kiểm toán chuyên đề chuyên sâu cho cả giai đoạn được thực hiện, chủ yếu áp dụng loại hình kiểm toán tuân thủ hơn so với hiệu quả vận dụng KTHĐ. Phần lớn các KTV nhận thức loại hình KTHĐ với kiểm toán chuyên đề chưa rõ ràng. Hướng tới, KTNN cần tăng cường hơn nữa thực hiện KTHĐ và tách biệt các dự án, chương trình trọng điểm sẽ và đang thực hiện; (2) KTNN Việt Nam chưa vận dụng triệt để loại hình kiểm toán liên tục, kiểm toán liên kết để lập báo cáo nhanh về hoạt động giám sát trong QLTC, tài sản công. Hướng tới, KTNN cần đẩy mạnh ứng dụng kiểm toán liên tục, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cuộc kiểm toán trọng điểm, quy mô lớn, có nhiều lĩnh vực rủi ro cao; (3)KTNN Việt Nam tổ chức thực hiện phương thức tiền kiểm, hiện kiểm chưa rõ ràng, chưa triệt để dẫn đến kết quả kiểm toán đang tồn tại nhiêu rủi ro kiểm toán. Các sai phạm vốn có vẫn luôn tồn tại, lập lại trong cả giai đoạn kiểm toán mà KTNN chưa thể TCKT liên tục, ngăn chặn hết rủi ro tiềm tàng. Hiện nay, KTNN đang tổ chức mạnh về các cuộc KTHĐ quản lý và sử dụng vốn đầu tư, phát triển mà chưa thực hiện phương thức tiền kiểm, hiện kiểm để đánh giá mục tiêu hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng quản lý tại báo cáo kiểm toán. Việc tổ chức kiểm toán chỉ được thực hiện một lần cho một dự án hay công trình và đưa ra kết quả xử lý tài chính, kiến nghị kiểm toán đối với các sai phạm hiện hữu. Hướng tới, KTNN thực hiện TCKT liên tục, đánh giá vấn đề, đẩy mạnh thiết chế, thẩm quyền gắn với kiểm soát, giám sát hoạt động hàng năm, hàng kỳ, quý cho một chu kỳ kiểm toán được lập lại liên tục mà không cho phép thoát ly ra khỏi mục tiêu của kế hoạch chiến lược KTHĐ đã được thiết lập cho các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển và an sinh xã hội; (4)KTNN Việt Nam tổ chức KTHĐ nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng của bộ máy quản lý, điều hành còn hạn chế, kết quả chưa cụ thể hoá, chưa thể hiện mục tiêu theo hướng dẫn quy trình đánh giá 3Es trong mô hình Logic, tiêu chí KTHĐ (đầu vào, đầu ra và kết quả) chưa xác định rõ ràng, phương pháp kiểm toán chung chung dẫn đến khó thực hiện trong các cuộc KTHĐ, KTV không muốn thay đổi loại hình kiểm toán. KTNN cần quán triệt tinh thần bằng văn bản, xây dựng chiến lược kiểm toán cụ thể, tập trung vào định hướng đánh giá trên cơ sở các tiêu chí theo hướng dẫn 3Es để đảm bảo mục tiêu, vai trò của KTHĐ; (5) Vai trò của KTNN Việt Nam chưa cao, vị trí pháp lý đang ở vị trí thứ hạng so với các SAIs trong khu vực. Thiết chế vai trò của KTNN chưa rõ ràng, thẩm quyền hạn chế; thiếu chế tài pháp lý trong hệ thống pháp
luật KTNN mang tính pháp chế, quyền lực công; đối tượng được kiểm toán xem nhẹ kết quả kiến nghị, tham vấn của KTNN qua KTHĐ. Thẩm quyền ra quyết định tham mưu chiến lược hoạt động và tư vấn chính sách, hiệu lực chưa cao trong mối quan hệ với QLTC, tài sản công tại các cấp QLNN. Hướng tới, KTNN củng cố năng lực KTHĐ, nâng cao vai trò, vị trí pháp lý ngang tầm với vai trò của KTNN các SAIs trong khu vực nhằm thiết chế quyền lực công thuộc về BMKT thể hiện vai trò như Quốc hội và được Quốc hội giám sát HĐKT; (6) Chuẩn mực thi hành pháp luật KTNN nói riêng, pháp luật Nhà nước thuộc thẩm quyền KTNN nói chung chưa có định chế xử phạt; KTNN chưa triệt để hoàn toàn việc tinh giản bộ máy nhân sự cho phù hợp với năng lực và sở trường KTHĐ so với các SAIs trên thế giới có bề dày phát triển KTHĐ,... KTNN cần kiến nghị Quốc hội và Chính phủ ban hành văn bản có chế tài đủ mạnh, nhất là trong HĐKT và xử lý kiến nghị kiểm toán; sửa đổi luật KTNN cụ thể hơn vào thực tiễn và vai trò trước mắt mà các SAIs kỳ vọng.
1. Lê Xuân Thiện (2013), Kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tại thành