Thảo luận các kết quả nghiên cứu vai trò kiểm toán trong quản lý tài chính, tài sản công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 153 - 155)

CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

4.4 Thảo luận các kết quả nghiên cứu vai trò kiểm toán trong quản lý tài chính, tài sản công

tài sản công

Với yêu cầu thực tiễn hiện nay, Tác giả luận án đóng góp những kết quả nghiên cứu về vai trò giám sát, kiểm soát hoạt động thông qua vai trò của KTNN và thể hiện qua KTHĐ là việc thực hiện kiểm toán trước (tiền kiểm), kiểm toán trong (hiện kiểm) và kiểm toán sau (hậu kiểm) trong một cuộc KTHĐ; Tác giả luận án phát triển dựa trên các yếu tố, tiêu chí đánh giá KTHĐ (đầu vào, đầu ra và kết quả) nhằm phát huy vai trò KTHĐ. Về vận dụng KTHĐ nâng cao vai trò KTNN được Tác giả luận án nghiên cứu phát triển qua các mục tiêu đánh giá, phân tích các mối quan hệ, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại mà trước đây KTNN chưa thể hiện được vai trò trong mối quan hệ với QLTC, tài sản công. Kết quả nghiên cứu:

Thứ nhất, Luận án phát triển lý luận chung về vai trò của KTHĐ trong mối quan hệ với kiểm toán QLTC, tài sản công. Là việc nghiên cứu về các yếu tố, tiêu chí (đầu vào, đầu ra và kết quả) trong việc tổ chức thực hiện KTHĐ; là việc phát triển mối quan hệ giữa các phương thức tổ chức KTHĐ (tiền, hiện và hậu kiểm) với hoạt động giám sát

các yếu tố và tiêu chí thực hiện, cụ thể:

Đối với KTHĐ trong quản lý các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội thể hiện qua giai đoạn xây dựng chiến lược KTHĐ ban đầu từ quy trình lập quy hoạch, quyết định dự toán, lập nhu cầu và phương thức thực hiện chính sách phát triển theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra (đầu vào).

Xây dựng chiến lược KTHĐ, trong đó phát triển chiến lược kiểm toán từng giai đoạn như: Giai đoạn xây dựng quy hoạch, dự toán ngân sách; giai đoạn quyết định thực hiện dự toán; giai đoạn hoàn thành và quyết toán ngân sách; cuối cùng là việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng QLTC, tài sản công (đầu ra và kết quả).

Như vậy, phương thức tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm có mối quan hệ mật thiết với tổ chức hậu kiểm toán và kết quả cho thấy có sự hỗ trợ, tương tác qua lại giữa các cách thức trong tổ chức KTHĐ và mang lại lợi ích đích thực cho cộng đồng từ việc thực hiện KTHĐ quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của HĐKT.

Thứ hai, Luận án phát triển vai trò KTNN trong mối quan hệ với QLTC, tài sản công qua tổ chức các cuộc KTHĐ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng KTHĐ và những nghiên cứu quy trình, mục tiêu, tiêu chí đánh giá trong mô hình 3Es, Tác giả luận án làm rõ vai trò KTNN qua nghiên cứu các yếu tố về kiểm soát hoạt động trong mối quan hệ với vai trò KTHĐ (tiêu chí để đánh giá mục tiêu KTHĐ) mà thực tiễn KTNN qua hơn 25 năm mới thể hiện được vị trí, chức năng kiểm tra, thanh tra, đánh giá, xác nhận, kiến nghị chấn chỉnh những sai phạm đã xẩy ra trước đó và thể hiện qua việc công bố báo cáo hậu kiểm toán. Cụ thể: (1) Mô tả bức tranh thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của KTNN trong tổ chức các cuộc KTHĐ như yếu tố kỹ năng nghiệp vụ, khả năng của KTNN trong tổ chức KTHĐ, chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, yếu tố môi trường pháp lý…, giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật KTNN và các thể chế hay thông lệ hoạt động; (2) KTNN là một tổ chức Nhà nước công quyền thể hiện vai trò của một chuyên gia nắm quyền kiểm soát trước, trong và sau hoạt động QLTC, tài sản công góp phần ngăn chặn rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trong quản lý qua thực hiện phương thức tiền kiểm đầu kỳ, hiện kiểm trong kỳ và lập báo cáo kiểm toán liên tục.

Thứ ba,Luận án đưa ra đánh giá, phân tích sâu các yếu tố làm nổi bật lên vai trò, thẩm quyền của KTNN là việc can thiệp vào hoạt động giám sát, kiểm soát quản lý tại các cấp QLNN và tham vấn chính sách mà trước đây KTNN chỉ đưa ra kiến nghị chấn chỉnh những sai phạm vốn có nhưng lại kém hiệu lực về tham vấn trong suốt quá trình quản lý, điều hành của thời kỳ ổn định ngân sách. Cụ thể:

Chỉ ra các tác động trong mối quan hệ ảnh hưởng đến vai trò KTHĐ và vai trò KTNN do các yếu tố con người; yếu tố thăng tiến; vật chất; pháp chế pháp luật, quyền lực công, chuẩn mực hoạt động,…

Đề cao vai trò hiệu quả, hiệu lực của KTNN trong công cuộc CCHC công qua kết quả KTHĐ, kết quả kiểm tra, giám sát và kiểm soát hoạt động để tham vấn chính sách về: Môi trường cải cách, CSPL, môi trường kiểm soát làm tâm điểm xây dựng phương án cải cách toàn diện giúp cho Chính phủ và Quốc hội hoàn thiện bộ máy kiểm soát tài chính, tài sản công và cải cách nền hành chính quốc gia.

Qua đó, Tác giả luận án vận dụng phân tích thuộc tính của tiêu chí phụ về chuẩn mực trong HĐKT, phân tích vai trò pháp chế trong thực thi pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển KTHĐ và vai trò KTNN; xây dựng phương pháp và thiết lập các mô hình thuộc tính liên kết các mối quan hệ về vai trò.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w