Khái quát thực trạng kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án, chính sách hiện hành trong hệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 111 - 112)

CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

3.5 Thực trạng kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

3.5.1 Khái quát thực trạng kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án, chính sách hiện hành trong hệ

sách hiện hành trong hệ thống quản lý tài chính, tài sản công

Loại hình KTHĐ đang phát triển và ứng dụng vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. KTHĐ đã được nhiều Tác giả nghiên cứu về phương diện khoa học lẫn thực tiễn và nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa các loại hình kiểm toán, phương thức kiểm toán (tiền kiểm, hiện kiểm và hậu kiểm). Do đó, phát huy đồng thời vai trò KTHĐ và vai trò KTNN còn nhiều khó khăn cùng với việc giải quyết những mâu thuẫn trong mối quan hệ tương tác là tất yếu, khách quan khi tiến hành KTHĐ trong suốt quá trình sản xuất, đầu tư, hình thành và hoạt động của một chương trình, dự án hay chính sách phát triển kinh tế xã hội. Để đánh giá thực trạng vai trò của KTNN, công trình đi sâu đánh giá vai trò KTHĐ đối với các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước trong hệ thống QLTC, tài sản công (Vũ Văn Họa, 2010).

Trên thế giới và ở Việt Nam, trong QLTC, tài sản công bao hàm quản lý toàn bộ các hoạt động thu, chi NSNN, quản lý các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển kinh tế. Trong phạm vi thực trạng kiểm toán ở Việt Nam, Tác giả luận án đánh giá

việc tổ chức loại hình KTHĐ trong vai trò của KTNN qua công tác tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm, là bước quan trọng và hiệu quả nhất để đánh giá toàn diện hiệu lực, hiệu quả trong QLTC, tài sản công quốc gia. Ngoài ra, loại hình kiểm toán truyền thống là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ là đánh giá tính tuân thủ chấp hành các chủ trương, định hướng, CSPL của Nhà nước và xác nhận sự trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán NSNN trong QLTC, tài sản công. Những hạn chế, bất cập của các loại hình kiểm toán truyền thống đã ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực kiểm toán khi chỉ khép lại trong phạm vi tuân thủ pháp luật mà chưa đáp ứng được yêu cầu mong đợi của công chúng, người sử dụng thông tin ngày càng quan tâm.

Trong quản lý, giám sát tài chính, ngân sách, việc giải trình một cách minh bạch và công khai cần chỉ ra với vai trò cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng được yêu cầu của công chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam cần phải có một thời gian khá dài để việc tuân thủ đi vào nề nếp, khoa học trong quản lý, điều hành ngân sách, tài chính công cùng với việc CCHC từng bước được minh bạch, đồng bộ hóa; song KTNN mới thể hiện được vai trò chính thức giúp cho Quốc hội, Chính phủ và nhà quản lý kiểm soát, điều hành kinh tế, QLTC, tài sản công. Qua thực trạng nghiên cứu tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tác giả luận án dựa trên một số nghiên cứu hiện thực tại Việt Nam tập trung vào các đối tượng kiểm toán làm tâm điểm nghiên cứu, kiểm chứng lý luận qua thực trạng KTHĐ các chương trình, dự án cấp bách mà KTNN vẫn chưa tổ chức thực hiện hoặc đang tổ chức KTHĐ nhưng chưa đạt được mục tiêu mà các SAIs kỳ vọng (Vũ Văn Họa, 2010).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w