CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
4.2 Phương hướng nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công với mục
chính, tài sản công với mục tiêu kiểm toán hoạt động
Những định hướng trước mắt và lâu dài mà KTNN phải xác định được giá trị cốt lõi với vai trò, vị trí pháp lý là:
Thứ nhất, vai trò KTNN phải đặt trong mối quan hệ với các Cơ quan kiểm toán Quốc tế tối cao và theo định hướng hội nhập: Vai trò cốt lõi nhất đối với KTNN Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế các Tổ chức kiểm toán tối cao dành cho Việt Nam là phải ưu tiên hàng đầu, đẩy mạnh phát triển loại hình KTHĐ vào các lĩnh vực: Công
nghệ thông tin, môi trường, nợ công, cụ thể là lập kế hoạch chiến lược, xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược KTHĐ, vận dụng thành công chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISSAIs về KTHĐ vào các lĩnh vực môi trường, công nghệ thông tin, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, phát triển kinh tế, an sinh xã hội; thực hiện tốt phương thức tổ chức tiền kiểm, hiện kiểm để đánh giá hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nguồn lực công của KTNN gắn với các hoạt động giám sát, kiểm soát quản lý Nhà nước tại các cấp; tăng cường pháp chế, quyền hạn trong việc thực hiện kiểm tra, tham vấn chính sách cải cách công và đầu tư công mà các SAIs đang quan tâm. Như vậy, vai trò của KTNN Việt Nam luôn phải đặt trong các mối quan hệ hợp tác với vai trò các SAIs trong định hướng chiến lược phát triển chung, phát triển KTHĐ vì sự nghiệp môi trường cộng đồng phát triển bền vững giúp cho KTNN tăng thêm kinh nghiệm, năng lực kiểm toán nâng cao vai trò trên chính trường quốc tế (kiemtoannn.gov.vn).
Thứ hai,vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công phải được đặt trong mối quan hệ cải cách nền hành chính công: Công cuộc CCHC công ở nước ta đang đặt trong bối cảnh cấp bách và đổi mới theo xu thế hội nhập và hiện đại hóa công nghệ thông tin. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai hệ thống công nghệ điện tử hóa các cấp chính quyền để tương thích với nền kinh tế đa thành phần. Đây là điều kiện tốt để KTNN thực hiện mục tiêu KTHĐ theo định hướng của các SAIs, KTNN phải tăng cường TCKT trong môi trường công nghệ thông tin, KTHĐ, kiểm toán nợ công và môi trường,... theo mục tiêu định hướng của Đại hội ASOSAI và báo cáo lên các SAIs thành viên. Định hướng KTHĐ trong môi trường công nghệ phải có một hệ thống công nghệ phù hợp, thông minh, đồng bộ với hệ cơ sở dữ liệu lớn (Bigdata) được kế thừa thành tựu của SAI Ấn Độ. Công cuộc CCHC luôn đổi mới, hiện đại thì vai trò KTNN phải luôn phát triển đồng bộ, tích hợp với các đường truyền công nghệ, kênh, cổng thông tin truyền thông và tin học hóa với hệ thống Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các cấp (kiemtoannn.gov.vn).
Thứ ba, vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công phải đặt trong mối quan hệ giữa hệ thống QLNS, môi trường kiểm soát tại các cấp QLNN: Hiện nay, ở nước ta hệ thống kiểm tra, giám sát công chưa đủ mạnh so với các nước trong khu vực, ở các nước có nền kinh tế phát triển đã thiết lập được một hệ thống kiểm tra, giám sát công minh bạch, hiện đại; vì vậy, cải cách nền hành chính công của họ rất hiệu quả, có vai trò to lớn trong tổ chức KTHĐ; hoạt động của KTNN phải luôn đặt trong mối quan hệ với hệ thống QLNN và tương thích với hệ thống công nghệ thông tin, pháp luật và môi trường kiểm soát. Để thực hiện tốt định hướng, mục tiêu KTHĐ theo xu hướng quốc tế hoá của các chủ thể thực hiện KTHĐ khi đặt trong mối quan hệ với khách thể KTHĐ; KTNN phải thường xuyên tham gia vào các cấp HĐND tại các kỳ họp điều hành ngân sách, dự toán, phát triển kinh tế xã hội, tham gia vào ý kiến ban hành các văn bản hiện hành nhằm đưa ra những tham vấn
chính sách kịp thời, phù hợp thực tế và quy định pháp luật của Nhà nước; qua đó, chủ thể thực hiện KTHĐ kiểm soát tổng thể, đánh giá vấn đề xác đáng và tham vấn cho Quốc hội, Chính phủ trong kiểm soát, quản lý nền kinh tế (kiemtoannn.gov.vn).
Thứ tư, vai trò KTNN phải đặt trong mối quan hệ với nhận thức của công chúng và sự hợp tác của bên thứ ba: Nhận thức của công chúng về vai trò KTNN rất quan trọng, ở các nước phát triển, KTNN còn có vai trò là đại biểu của dân, có quyền hành cao nhất trong các cơ quan quyền lực Nhà nước và là nơi để tạo mối quan hệ với công chúng, doanh nghiệp, với các thành phần kinh tế. Qua kênh KTHĐ, người sử dụng thông tin có thể khai thác thông tin về tình hình biến động của nền kinh tế, quản lý đầu tư phát triển, chứng khoán, lạm phát,... KTNN thực hiện tốt mục tiêu KTHĐ giúp cho việc công bố kết quả thông tin hữu dụng và sự nhận thức ý nghĩa của việc xác nhận thông tin đáng tin cậy. Từ đó người sử dụng thông tin, nhà đầu tư có thể kỳ vọng lựa chọn hình thức hợp tác đầu tư, quyết định đầu tư và tham gia vào ý kiến đề xuất giải pháp giúp cho các cấp QLNN hoàn thiện cơ chế, chính sách trong điều hành, quản lý và đầu tư phát triển. Vì vậy, mối quan hệ giữa KTNN với công chúng và bên thứ ba là trọng tâm giúp cho chủ thể thực hiện KTHĐ nắm bắt thông tin phản hồi về những vấn đề luôn gây bức xúc như: Vấn đề môi trường, môi sinh, đặc khu kinh tế, quy hoạch,... để KTNN có căn cứ kịp thời đưa vào kế hoạch chiến lược KTHĐ trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.