Sự hình thành và phát triển Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 106 - 107)

CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

3.3 Sự hình thành và phát triển Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2003, KTNN Việt Nam đã được thành lập và phát triển. Lúc bấy giờ, KTNN hoạt động theo chức năng được quy định tại Nghị định Số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Mãi đến năm 2003, Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ đã quy định rõ chức năng của KTNN là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Kết quả đạt được lúc bấy giờ chưa cao, lực lượng kiểm toán còn mỏng, BMKT phải từng bước củng cố và gia tăng nhân lực, năng lực, vật lực, chuẩn mực hoạt động.

Giai đoạn năm 2004 đến 2006, lúc bấy giờ KTNN đang còn trực thuộc Chính phủ, được quy định về chức năng gắn với loại hình KTHĐ. Thời điểm bấy giờ, KTHĐ được vận dụng dưới dạng kiểm toán chuyên đề, là việc đánh giá tính tuân thủ trong QLNS; kết quả đạt được tương đối rõ rệt với đội ngũ cán bộ kiểm toán gần 1.000 người, bộ máy đã có 5 khu vực và 3 chuyên ngành. Nhiệm vụ của KTNN lúc bấy giờ tập trung vào các cuộc kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán chuyên đề.

Giai đoạn năm 2007 đến 2013, với mục tiêu đã định, chiến lược phát triển vai trò của KTNN giai đoạn 2013-2017 đã ra đời, loại hình KTHĐ được quan tâm nhiều hơn và áp dụng thí điểm đối với các chương trình, dự án có dòng đời hình thành, hoạt động dài, phức tạp. Kế hoạch chiến lược đã chỉ rõ “Tăng cường giá trị và lợi ích trong việc đánh

giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công”. Kết quả KTHĐ là đạt được những giá trị lợi ích qua vận dụng thí điểm KTHĐ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đào tạo KTHĐ chuẩn quốc tế cho đội ngũ cán bộ tinh nhuệ tại Canada, Úc, Ấn Độ, Đức,...

KTNN Việt Nam có người đứng đầu BMKT là Tổng KTNN, cấp dưới có năm phó tổng KTNN. Về cơ cấu tổ chức BMKT hiện nay KTNN có 32 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 vụ chức năng (Vụ Tổ chức, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra KTNN); 02 cơ quan tham mưu (Văn phòng KTNN, Văn phòng Đảng Đoàn thể); 08 đơn vị chuyên ngành; 13 KTNN khu vực; 03 đơn vị sự nghiệp (Trường đào tạo Nghiệp vụ kiểm toán, Trung tâm Tin học và Báo kiểm toán). Qua quá trình hình thành và phát triển từ năm 1994 đến nay, BMKT đã có sáu Lãnh đạo cấp Tổng kiểm toán nắm quyền điều hành hoạt động. Kết quả trong HĐKT so với các nước đã và đang phát triển vượt bậc và được thế giới đánh giá cao vai trò của BMKT. Tuy nhiên, so với các nước có bề dày lịch sử phát triển kiểm toán, BMKT cần được thay đổi nhiều hơn để nâng cao vai trò KTNN trong công cuộc QLTC, tài sản công so với các SAIs trong khu vực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w