Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 28 - 31)

- Về hình thức giám sát

c) Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Theo các quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện Nghị quyết đó; và căn cứ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND, nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh bao gồm các lĩnh vực sau:

- Giám sát về lĩnh vực kinh tế (Điều 11).

- Giám sát các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao (Điều 12).

- Giám sát các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường (Điều 13).

- Giám sát việc thực hiện nghĩa vụ quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội (Điều 14).

- Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo (Điều 15).

- Giám sát việc thi hành pháp luật (Điều 16).

- Giám sát việc xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính (Điều 17).

Như vậy, nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh rất rộng, toàn diện, bao quát toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phịng, xây dựng, củng cố chính quyền, thực hiện pháp luật, bảo đảm phát huy quyền làm chủ nhân dân ở địa phương.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂNDÂN CẤP TỈNH DÂN CẤP TỈNH

1.2.1. Khái niệm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Trong điều kiện hiện nay, xác định hiệu quả giám sát của một chủ thể cụ thể là việc làm không đơn giản cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xác định hiệu quả giám sát là việc làm phức tạp và đầy khó khăn, trong thực tiễn khái

niệm chung về hiệu quả giám sát, các tiêu chuẩn, chỉ số và phương pháp xác định hiệu quả giám sát gần như chưa được đề cập nhiều trong sách báo, mặc dù đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Thuật ngữ "hiệu quả" là một khái niệm được sử dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và hành chính cả ở tầm vĩ mơ và vi mô. Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm "hiệu quả" được hiểu là: Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.

Theo Từ điển Le petit Lasousse định nghĩa, "Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định" [41, tr.57]. Trong khi đó, các nhà quản lý kinh tế lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của kinh tế, là sự so sánh giữa các chi phí đầu vào với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. Hiệu quả phản ánh giá trị của các kết quả cao hơn giá trị của các nguồn lực đã chi này.

Như vậy, xác định hiệu quả của một hoạt động kinh tế thường cho chúng ta những con số chính xác và cụ thể, nhưng đối với bất kỳ hoạt động xã hội nào nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, để tính được đầy đủ hiệu quả đạt được là rất khó khăn và phức tạp, bởi vì kết quả của hoạt động này nhiều khi được đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ khơng phải định lượng. Mặc dù vậy các kết quả định tính đến lượt nó cũng phải gián tiếp thơng qua các chỉ số định lượng để xác định một cách tương đối. Do đó, để tính hiệu quả của một hoạt động xã hội cũng khơng thể khơng vận dụng phương pháp tính hiệu quả kinh tế (mang tính tương đối). Theo cách tiếp cận này hiệu quả chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về với chi phí cơng sức bỏ ra, trong đó kết quả thu về bao gồm cả kết quả định tính và kết quả định lượng.

Trong một số trường hợp cụ thể, chỉ số so sánh này có thể lượng hố một cách cụ thể (định lượng). Ví dụ: khi đánh giá hiệu quả đầu tư trong sản

xuất kinh doanh, hiệu quả cao hay thấp được đánh giá định lượng cụ thể, chính xác bằng cách so sánh chi phí đầu tư và kết quả thu về trên một đơn vị tiền tệ xác định. Nhưng trong một số trường hợp khác, chỉ số này khó có thể lượng hố bằng những con số cụ thể mà chỉ có thể đánh giá có tính chất định tính. Chẳng hạn đánh giá hiệu quả của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Trong trường hợp này kết quả thu về khó có thể định lượng bằng những con số cụ thể, tuy nhiên chi phí bỏ ra lại có thể lượng hố một cách tương đối. Như chi phí cho biên soạn tài liệu, nội dung và cơng tác tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng v.v..

Khi nghiên cứu về hiệu quả giám sát HĐND tỉnh, cách đánh giá cũng tương tự như trường hợp đánh giá hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng. Trong những trường hợp này, chỉ số đánh giá mang tính chất lưỡng tính: Vừa định lượng vừa định tính. Tính lưỡng tính khơng chỉ thể hiện trong yếu tố đầu tư, chi phí bỏ ra mà ngay cả kết quả thu về. Yếu tố có thể định lượng trong đầu tư, chi phí bỏ ra chính là chi phí trực tiếp cho hoạt động giám sát, bao gồm chi phí việc xây dựng chương trình, nội dung giám sát, tổ chức giám sát, thời gian giám sát, số lượng thành viên tham gia... Tuy nhiên, cũng có những yếu tố thuộc phạm trù đầu tư cho hoạt động giám sát nhưng khơng thể lượng hố. Chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm... và sự am hiểu về các lĩnh vực giám sát của chủ thể tiến hành giám sát. Những yếu tố này có vai trị, tác dụng cho cơng việc giám sát rất lớn nhưng khơng thể lượng hố như các đầu tư chi phí khác.

Trong đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh thì yếu tố kết quả thu về sau khi tiến hành các hoạt động giám sát cũng có tính lưỡng tính. Có thể vừa xác định được kết quả một cách định lượng vừa xác định được kết quả một cách định tính nhưng chủ yếu bằng định tính.

Trên thực tế, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND không chỉ được thể hiện thông qua các con số: Số lượng các đoàn giám sát, các vấn đề được

chất vấn qua các kỳ họp... mà cịn có những ảnh hưởng (hiệu ứng tích cực) từ hoạt động giám sát mang lại, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ máy nhà nước và toàn xã hội. Để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND như thế nào một cách đầy đủ, khoa học rất khó xác định và chưa được đánh giá, tổng kết.

Từ sự phân tích trên, hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh được hiểu như sau: Hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh là kết quả, giá trị thu được

sau quá trình tiến hành các hoạt động giám sát của chủ thể giám sát đối với đối tượng chịu sự giám sát phù hợp với mục đích và yêu cầu của hoạt động giám sát trong phạm vi giám sát của HĐND cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w