- Về hình thức giám sát
d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
Hiện nay, luật chưa xác định Thường trực HĐND là một cơ quan. Do vậy, mối quan hệ giữa Thường trực HĐND với các Ban chỉ là mối quan hệ điều hòa, phối hợp. Với mối quan hệ lỏng lẻo như vậy dễ dẫn đến những hạn chế trong điều hành công việc của Thường trực HĐND. Tuy nhiên, với quy định như vây nhưng Thường trực HĐND tỉnh lại có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND. Ngồi cơng việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp cịn phải đảm nhiệm hầu hết công việc giữa hai kỳ họp và thực hiện chức năng giám sát tương đối rộng trên các lĩnh vực tại địa phương. Điều đó làm cho Thường trực HĐND tỉnh Bình Phước đứng trước một khối lượng công việc lớn. Trong khi cơ cấu của Thường trực chỉ gồm: Chủ tịch HĐND (kiêm nhiệm), Phó Chủ tịch HĐND và Uỷ viên thường trực HĐND chuyên trách (Điều 52 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND như vậy chưa ngang tầm với quyền hạn,
nhiệm vụ pháp luật quy định, đã đặt Thường trực HĐND vào tình trạng khơng giải quyết hết hoặc giải quyết chưa kém quả những công việc thuộc thẩm quyền của mình. Để khắc phục tình trạng trên cần:
- Tăng số lượng thành viên cho Thường trực HĐND tỉnh.
- Cần tiêu chuẩn hóa đối với các chức danh của Thường trực HĐND. Chức danh Chủ tịch HĐND nên được ổn định bởi một phó Bí thư cấp ủy hoạt động chuyên trách. Phó chủ tịch thường trực HĐND cần được tham gia vào Ban thường vụ cấp ủy để được thảo luận và nắm bắt kịp thời các chủ trương chung của địa phương. Đối với Ủy viên Thường trực HĐND cũng cần phân định rõ nhiệm vụ trong cơ cấu thường trực HĐND, hoặc bỏ chức danh Ủy viên thường trực thay vào đó là phó Chủ tịch HĐND sau phó chủ tịch Thường trực HĐND. Nếu được tổ chức như vậy sẽ đảm bảo sự cân đối về năng lực và vị thế của cơ quan Thường trực HĐND.
- Khi bầu Thường trực HĐND, bên cạnh đảm bảo về mặt cơ cấu cần phải chú ý đến năng lực của từng thành viên. Thành viên của Thường trực HĐND phải là người có đạo đức, có trách nhiệm và năng lực tổ chức điều hồ phối hợp trong cơng việc; phải là người có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực mới có khả năng đôn đốc kiểm tra được các hoạt động của UBND cùng cấp. Có như vậy, khi thực hiện chức năng giám sát của HĐND, Thường trực HĐND vừa đảm bảo là chủ thể giám sát, trực tiếp giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền giám sát của mình, vừa là người điều hồ phối hợp hoạt động giám sát của các ban một cách có chất lượng và hiệu quả.
- Có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giám sát của Thường trực HĐND với các Ban của HĐND. Khi đó Thường trực HĐND và các Ban mới có khả năng vừa thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo vừa thực sự chủ động, độc lập trong khi thực hiện chức năng giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.