Mức độ đạt được của mục đích, yêu cầu giám sát.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

- Về hình thức giám sát

b) Mức độ đạt được của mục đích, yêu cầu giám sát.

Hoạt động giám sát nói chung cũng như mỗi đợt giám sát riêng đều xuất phát từ mục đích nhất định. Về điều này Ph.Ăngghen đã khẳng định trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là những con người có ý thức, hoạt động có suy nghĩ, hay có nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định, thì khơng có gì xảy ra mà lại khơng có ý định tự giác, khơng có mục đích mong muốn. Mục đích là kết quả mong đợi, là cái ta mong muốn đạt được.

Cũng giống như các hoạt động khác, khi tiến hành giám sát, HĐND tỉnh phải xác định đúng mục đích, u cầu của từng chương trình giám sát. Mục đích của hoạt động giám sát được thể hiện ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau. Ở cấp độ chung mục đích của giám sát là việc bảo đảm hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của từng cơ quan nhà nước, của từng cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong BMNN nói chung trên cơ sở tuân thủ thường xuyên nghiêm chỉnh pháp luật quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của họ. Ở cấp độ thứ hai, tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đối tượng chịu sự giám sát, HĐND đề ra những mục đích giám sát cụ thể khác nhau.

Thơng thường mục đích của giám sát được thực hiện thơng qua giám sát tồn diện việc thực hiện Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của HĐND tỉnh... về tất cả các lĩnh vực của địa phương hoặc ở các ngành nhất định để phát hiện vấn đề và kiến nghị biện pháp. Mục đích của giám sát cũng có thể được thực hiện thơng qua giám sát từng vấn đề. Ví dụ: đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ, đánh giá tình trạng mơi trường, đánh giá việc thực hiện chương trình giao đất trồng rừng... theo kế hoạch đã định trước hoặc đột xuất theo kiến nghị của đại biểu HĐND, của cử tri, của cấp trên...

Như vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương, HĐND tỉnh xây dựng chương trình giám sát hàng năm và thực hiện chương trình đó theo những mục đích đã đề ra. Để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND, chúng ta phải xem xét mức độ đạt được của mục đích, yêu cầu giám sát. Bởi mục đích của giám sát là điều mà mọi thành viên khi tiến hành giám sát đều hướng tới và mong muốn đạt được. Nên mục đích đã trở thành tiêu chuẩn, thước đo cho việc đánh giá hiệu quả giám sát, là phạm vi cho việc đánh giá kết quả thực tế đạt được. Tuy nhiên với cách xác định này, mục đích đề ra

cho từng cuộc giám sát bao giờ cũng phải đúng, nghĩa là phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định cho đối tượng bị giám sát và phải phù hợp với nghị quyết của HĐND tỉnh cũng như yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w