Sự chuyển biến tình hình kinh tế xã hội sau khi có hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

- Về hình thức giám sát

a) Sự chuyển biến tình hình kinh tế xã hội sau khi có hoạt động giám sát.

đầu tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát. Đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND theo yêu cầu của từng nội dung hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. Chẳng hạn có những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao rất khó khăn, cơng việc giám sát chủ yếu lại diễn ra ở cơ sở cho nên cần có chế độ kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp xuống giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn giám sát trong thời gian làm việc tại cơ sở.... Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị cần thiết, khắc phục tình trạng khó khăn trong cơng việc giám sát.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh cấp tỉnh

Để đánh giá được hiệu quả giám sát của HĐND cần có những tiêu chí nhất định. Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác định hiệu quả giám sát ở một phương diện khác nhau. Vì vậy, để đánh giá đúng hiệu quả giám sát cần phải xác định đúng các tiêu chí cần thiết.

Do nội dung giám sát của HĐND rất đa dạng nên có những nhận định, đánh giá kết luận mang tính chất định tính, đồng thời cũng có những đánh giá, kết luận mang tính chất định lượng. Vì vậy, xác định tiêu chí để đánh giá hiệu quả giám sát là một việc làm rất khó khăn. Hơn nữa đến nay khái niệm chung về hiệu quả giám sát, các chỉ số và phương pháp xác định nó hầu như chưa được nghiên cứu trong sách báo pháp luật và chính trị ở nước ta. Xuất phát từ khái niệm về hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh, tác giả nêu một số tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh như sau:

a) Sự chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội sau khi cóhoạt động giám sát. hoạt động giám sát.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nói riêng trước hết phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi HĐND thực hiện chức năng giám

sát. Đây là tiêu chí đầu tiên cần phải xem xét, bởi tất cả các hoạt động của các cơ quan, đơn vị suy cho cùng khơng ngồi mục đích nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

HĐND tỉnh hàng năm căn cứ vào những dự báo của tình hình kinh tế - xã hội địa phương để xây dựng chương trình giám sát của mình. Đồng thời thơng qua giám sát HĐND khơng những có quyền kiến nghị với UBND, với các ngành có liên quan mà cịn có thể kiến nghị với Trung ương về việc đưa ra những chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, muốn biết hoạt động giám sát của HĐND có mang lại hiệu quả hay khơng chúng ta phải có những biện pháp so sánh, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của địa phương sau khi có hoạt động giám sát so với trước khi có hoạt động giám sát. Nếu sau chương trình giám sát hàng năm của HĐND tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có những chuyển biến, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, chứng tỏ hoạt động giám sát của HĐND đã mang lại hiệu quả và ngược lại.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế - xã hội địa phương trong thực tế hồn tồn khơng chỉ do tác động của HĐND mà còn là sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND theo tiêu chí này chỉ ở mức độ tương đối.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w