Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

- Về hình thức giám sát

d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.

1.3.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương

Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, hoạt động giám sát là một trong những nhiệm vụ quan trọng của HĐND mà hiệu quả của nó được đảm bảo bằng việc thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị sau giám sát của các đối tượng chịu giám sát. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến chất lượng, hiệu quả giám sát. Năm 2009, thực hiện chương trình giám sát năm và tình hình thực tế ở địa phương, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức 10 đợt giám sát chuyên đề và nhiều đợt khảo sát, kiểm tra khác. . . Nội dung giám sát thường được tập trung vào những vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội, đang được cử tri quan tâm nên nhận được sự đồng tình ủng hộ

của các tầng lớp nhân dân. Những kiến nghị của các đồn giám sát có tác động tích cực, giúp các địa phương, đơn vị liên quan kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơng tác điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề, HĐND tỉnh Hải Dương còn tiến hành giám sát tại kỳ họp theo luật định như xem xét các báo cáo của UBND tỉnh và của các ngành trình tại kỳ họp. Đặc biệt việc giám sát qua hình thức chất vấn ln được Thường trực HĐND quan tâm chỉ đạo từ việc đề nghị gửi câu hỏi chất vấn đến xem xét, phân loại nội dung chất vấn, dự kiến danh sách những người trả lời chất vấn…. Việc chất vấn và trả lời chất vấn có tính tích cực, dân chủ và trách nhiệm tại các kỳ họp.

Thực tế cho thấy, hiệu quả giám sát phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng những kiến nghị trong các kết luận giám sát và thái độ tích cực của các cơ quan chịu sự giám sát. Các kiến nghị trong kết luận giám sát, những cam kết của thủ trưởng các ngành khi trả lời chất vấn sẽ tác động trực tiếp đến sự điều hành của cơ quan nhà nước, góp phần để bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, nhiệm vụ đặt ra cho HĐND cấp tỉnh là cần tiếp tục đổi mới và tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả thực hiện kiến nghị sau giám sát của HĐND. Cụ thể:

Thứ nhất, yếu tố đầu tiên để các kiến nghị được thực hiện nghiêm túc là

các kiến nghị đó phải chuẩn xác, đúng pháp luật, nội dung kiến nghị phải cụ thể, đúng phạm vị, trách nhiệm của đối tượng phải thực hiện làm cho đối tượng chịu sự giám sát phải “tâm phục, khẩu phục với các kiến nghị, kết luận của Đồn giám sát. Tránh tình trạnh kiến nghị theo kiểu chung chung.

Hoạt động giám sát và kiến nghị sau giám sát phải được sự đồng thuận của các cấp, các ngành và dư luận xã hội, phải tạo ra được sức ép xã hội đối với đối tượng phải thực hiện kiến nghị, nhất là những vấn đề nóng, bức xúc.

Thứ hai, tăng cường đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau

giám sát. Đây là hoạt động thường xuyên mà Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương tổ chức thực hiện và bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực. Đối với những kiến nghị đã đến thời hạn giải quyết, Thường trực HĐND có thể gửi cơng văn đơn đốc, yêu cầu báo cáo hoặc tổ chức tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Để làm được điều này, phải tổ chức theo dõi, tổng hợp các nội dung đã kết luận, các kiến nghị sau giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, và các Ban HĐND. HĐND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo văn phòng lập sổ sách theo dõi, cập nhật các kiến nghị, thường xuyên rà sốt, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị đó của các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành. Những kiến nghị chưa được thực hiện, HĐND có văn bản nhắc nhở hoặc tổ chức tái giám sát, phải theo đuổi đến cùng, tránh tình trạnh “đánh trống bỏ dùi”.

Thứ ba, để việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát có hiệu quả có thể

và cần thiết phải đưa thành nội dung chất vấn tại các kỳ họp của HĐND. Đây là biện pháp kiên quyết đối với những kiến nghị có tiến độ thực hiện chậm, các biện pháp khắc phục, sửa chữa của các cơ quan có trách nhiệm thực thi chưa đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp này HĐND tỉnh Hải Dương thiết kế thành câu hỏi chất vấn và yêu cầu cơ quan chuyên môn trả lời cơng khai để tồn dân theo dõi, giám sát hoặc có thể ra nghị quyết về thực hiện kiến nghị giám sát đối với đơn vị chịu sự giám sát không thực hiện kiến nghị, có sai phạm nghiêm trọng. Khi thực tế có những kiến nghị sau giám sát chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, cần phải phân tích, đánh giá nguyên nhân và tìm ra biện pháp để khắc phục, nếu là do các kiến nghị chưa chuẩn xác thì cơ quan giám sát phải rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân để khắc phục.

Trên đây là một số kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn về giám sát và đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w