- Về hình thức giám sát
d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
Trên cơ sở thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Bình Phước từ năm 2004 đến nay và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh như đã nêu, tác giả nhận thấy hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước thời gian qua đã đạt được hiệu quả như sau:
* Ưu điểm:
Năm 2010, kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà phục hồi, phát triển sau thời gian khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, vẫn cịn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, như: thời tiết diễn biến khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài trong nhiều tháng dẫn đến thiếu nguồn điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; dịch bệnh liên tiếp diễn ra trên phạm vi cả nước; giá cả các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng … đã tác động trực tiếp đến các mặt đời sống xã hội.
Tỉnh Bình Phước cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Song với tinh thần chủ động, tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong việc khắc phục khó khăn, bám sát các chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm vụ năm 2010 do HĐND tỉnh đề ra tại kỳ họp cuối năm 2009, đồng thời ra sức thi đua phấn đấu đạt thành tích cao nhất để chào mừng các ngày lễ lớn, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng. Nhờ đó, Bình Phước tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng khá cao, đạt và vượt trên 50% kế hoạch năm; nhiều cơng trình, dự án trọng điểm của tỉnh đảm bảo tiến độ khởi công xây dựng; các nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án đã đăng ký. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, MTTQ và đồn thể tiếp tục được củng cố; Quốc phòng - an ninh và quan hệ ngoại giao được giữ vững, duy trì. Một số kết quả đáng khích lệ, đó là: Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn kế hoạch đề ra (12-13%) nhưng cao hơn nhiều so cùng kỳ năm 2009; thu ngân sách đạt 46,8% dự tốn HĐND tỉnh giao; sản xuất nơng nghiệp vẫn đảm bảo kế hoạch đề ra, chăn nuôi phát triển khá; xuất khẩu đạt kế hoạch và tăng cao so cùng kỳ; hoạt động văn hoá thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân; cơng tác xố đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện
tốt. Bên cạnh tăng trưởng về mặt kinh tế, các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục được nâng cao. Mặc dù Bình Phước là một tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa nhưng chất lượng giáo dục, số lượng học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp THPT và thi đậu Đại học đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện chuẩn hoá trường học cũng như thực hiện cơng tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục THCS.
Những kết quả đạt được là rất quan trọng, tạo cơ sở để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2010 và giai đoạn 2010-2015 của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cịn những hạn chế nhất định, như: sản xuất nông nghiệp tuy tăng so cùng kỳ nhưng đạt thấp so kế hoạch; hạ tầng kỹ thuật, chất lượng lao động cịn thấp, mơi trường kinh doanh chưa thu hút nhiều nhà đầu tư; lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp; hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa nhiều; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có cải thiện nhưng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao; tình hình chặt phá và cháy rừng xử lý chưa hiệu quả; tình trạng khiếu kiện đơng người vẫn cịn xảy ra.
Thành tựu đó là kết quả phấn đấu của cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp khơng nhỏ từ HĐND tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của HĐND, thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh nói riêng. Hàng năm HĐND tỉnh Bình Phước đã xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể và được thông qua bằng nghị quyết của HĐND. Việc xây dựng chương trình giám sát đã được HĐND tỉnh căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cuộc sống và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Qua đó cho thấy rằng mặc dù HĐND là cơ quan dân cử, hoạt động không thường xun nhưng trong cơng tác giám sát đã có những đóng góp
tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Những đóng góp của HĐND tỉnh nhiều khi chưa rõ ràng, cụ thể được song các kiến nghị đề xuất đó khơng những có tác dụng với cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn mà cịn là nguồn thơng tin cần thiết giúp các cơ quan ở Trung ương ban hành những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện địa phương khai thác mọi tiềm năng, nội lực của mình góp phần vào cơng cuộc xây dựng đổi mới đất nước.
Để có những đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh, HĐND tỉnh Bình Phước đã tiến hành giám sát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đã đưa lại nhiều kết quả, cụ thể:
+ Phát hiện ra một số vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Đồng thời đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất và đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
+ HĐND tỉnh Bình Phước đã phát huy tốt hoạt động giám sát trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; ngăn chặn, hạn chế những hành vi tiêu cực trong hoạt động của bộ máy chính quyền, góp phần đảm bảo an ninh, ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức các cuộc giám sát tại cơ sở là điều kiện để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh, các văn bản pháp luật cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra. Đồng thời qua giám sát, HĐND tỉnh tìm ra được những điểm chưa phù hợp, thiếu thực tế của một số nội dung trong nghị quyết do HĐND ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung.
+ Việc giám sát định kỳ, đột xuất của HĐND tỉnh là một trong những biện pháp buộc từng đại biểu HĐND, từng thành viên của UBND, cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trước
nhân dân; thúc đẩy cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, góp phần xây dựng chính quyền nói riêng và hệ thống chính trị nói chung ngày càng trong sạch vững mạnh theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
* Tồn tại, hạn chế:
Tuy nhiên với những kết quả đó so với mục đích, u cầu của cơng tác giám sát, hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh vẫn cịn thấp. Bởi những kết quả trên nhìn chung chưa đạt được mục đích, yêu cầu giám sát đề ra.
Thời gian qua một số đợt giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước chưa chú ý kết hợp giám sát theo chương trình, kế hoạch định kỳ với giám sát những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội theo yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề mới phát sinh. Hơn nữa các báo cáo trước tập thể HĐND tại kỳ họp chủ yếu là báo cáo về hoạt động giám sát, cịn kết quả giám sát có đáp ứng được mục đích, u cầu đề ra hay không và mang lại hiệu quả như thế nào trong thực tế chưa được HĐND thật sự quan tâm tổng kết, đánh giá.
Tóm lại, mỗi tiêu chí là một căn cứ đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh ở một phương diện khác nhau, nhưng tất cả đều cho thấy rằng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các kết quả giám sát đôi khi không được phản ánh một cách cụ thể song đã có những ảnh hưởng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đặt trong điều kiện yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay, hiệu quả giám sát HĐND tỉnh nhìn chung vẫn cịn thấp. Vì vậy, cần nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân yếu kém và giải pháp phù hợp trong hoạt động giám sát của HĐND để sớm khắc phục hạn chế trên.