Hoạt động giám sát của tập thể Hội đồng nhân dân tại kỳ họp

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 61 - 65)

- Về hình thức giám sát

d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.

2.1.3.1. Hoạt động giám sát của tập thể Hội đồng nhân dân tại kỳ họp

Kỳ họp là một hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND các cấp. Đây là diễn đàn lớn trong đó hoạt động giám sát tại kỳ họp có sự tham gia của tất cả các đại biểu HĐND, tại đây sẽ phát huy được tính dân chủ và trí tuệ tập thể. Do xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp, trong những năm qua hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước tại các kỳ họp đã có bước chuyển biến tích cực: Thường trực HĐND tỉnh đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp như: về chương trình, nội dung của kỳ họp, các đại biểu tham gia đầy đủ (đạt 99%); HĐND làm việc theo chế độ tập thể, dân chủ, trí tuệ, đổi mới, đồn kết... nói chung chất lượng và hiệu quả của các kỳ họp ngày càng được nâng cao so với các kỳ trước" [17, tr.2]. Cụ thể:

- Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước.

Tại kỳ họp, HĐND xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh, UBND, TAND và VKSND cùng cấp. Để có căn cứ xem xét các loại báo cáo ngồi thơng tin trong báo cáo, các đại biểu còn kết hợp với các nguồn thông tin khác như thông tin qua nghiên cứu báo cáo thẩm tra của các ban, thông tin qua việc giám sát ở cơ sở, tiếp xúc cử tri cũng như qua thư khiếu nại của công dân và phản ánh của dư luận xã hội. Trước đây, sau khi nghe người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo, phần lớn đại biểu thống nhất theo báo cáo, ít có ý kiến phản biện, nên các báo cáo của các cơ quan thường được thơng qua kỳ họp một cách nhanh chóng mặc dù một số báo cáo còn bất cập, số liệu chưa đầy đủ, thậm chí thiếu chính xác, đến nay việc xem xét báo cáo đã từng bước được đổi mới, các đại biểu HĐND đã có sự thảo luận, đóng góp ý kiến, số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận ngày càng nhiều và chất lượng cũng được nâng lên rõ rệt.

- Việc chất vấn.

HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động chất vấn; trong đó có đổi mới về cơng tác chuẩn bị nội dung, tạo các điều kiện thuận lợi cho đại biểu thực hiện quyền năng chất vấn tại kỳ họp.

Qua nghiên cứu báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây và trực tiếp theo dõi tại kỳ họp thứ 18 khoá VII của HĐND tháng 7/2010 cho thấy: việc chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu đã trở thành hình thức giám sát quan trọng và thường xuyên trong các kỳ họp của HĐND. Các đại biểu HĐND tỉnh đã có nhiều ý kiến chất vấn UBND và các ngành chức năng về các vấn đề nổi cộm, bức xúc mà cử tri quan tâm. Nội dung chất vấn cụ thể, có trọng tâm, địa chỉ rõ ràng. Các cá nhân đứng đầu cơ quan ban ngành khi được chất vấn đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, nghiên cứu kỹ lưỡng và trả lời nghiêm túc, có trọng tâm các câu hỏi. Điều đó cho thấy chất lượng hoạt động của các đại biểu ngày càng được nâng cao. Trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 30 ý kiến chất vấn [17, tr.3].

Từ năm 2004 đến nay các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND tỉnh Bình Phước đều được phát thanh và truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi, dư luận xã hội quan tâm góp phần tích cực vào hiệu quả của kỳ họp.

Chất vấn là một nội dung quan trọng trong các kỳ họp của HĐND các cấp. Thông qua chất vấn người đại biểu dân cử thể hiện rõ năng lực và bản lĩnh chính trị của mình. Qua thực tế cho thấy kỳ họp nào có nhiều ý kiến chất vấn của đại biểu và trả lời chất vấn tốt thì hiệu quả hoạt động kỳ họp của HĐND được nâng lên. Khi mối quan hệ chất vấn và trả lời chất vấn được đặt đúng lúc, đúng chỗ để xem xét giải quyết trên cơ sở khách quan, xuất phát từ lợi ích của dân thì có tác dụng trong việc giảm bớt các khiếu nại, kiến nghị kéo dài của người dân góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp được coi là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền giám sát của HĐND.

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.

Việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là một trong những hình thức giám sát của HĐND các cấp. Việc bỏ phiếu

tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu mặc dù lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND nhưng đã thể hiện là một công cụ giám sát rất hữu hiệu. "Nếu HĐND sử dụng tốt hình thức giám sát này sẽ có cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát" [30, tr.51]. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, việc thăm dị tín nhiệm đối với cán bộ chủ trì của tỉnh là việc làm có tính nhạy cảm cao, bước đầu rất khó thực hiện, địi hỏi HĐND phải có cách làm việc khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế HĐND tỉnh Bình Phước cho đến nay chưa sử dụng hình thức giám sát này.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hoạt động giám sát tại kỳ họp của HĐND tỉnh Bình Phước vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế: HĐND họp mỗi năm hai kỳ, thời gian dành cho các kỳ họp ngắn (thường 3-4 ngày) trong khi đó việc "chuẩn bị nội dung để thảo luận và quyết định tại kỳ họp còn nhiều hạn chế. Tài liệu gửi đến cịn chậm, khơng đủ thời gian để đại biểu nghiên cứu trước, khối lượng báo cáo thuyết trình cịn q nhiều so với thời gian tiến hành kỳ họp, nhất là thời gian thảo luận ít". Việc xem xét báo cáo của hai ngành TAND và VKSND chưa thật sự sâu sát do các đại biểu chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ hoạt động của hai ngành đó. Số lượng đại biểu tham gia chất vấn cịn ít, người chất vấn nêu cầu hỏi thường dài, nội dung cịn đơn điệu, nghèo thơng tin, chưa tập trung vào những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng của thực tiễn cuộc sống. Người bị chất vấn khi trả lời còn chung chung, chưa đi thẳng vấn đề, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình, cịn nặng về giải thích... nhìn chung hiệu quả chất vấn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri.

Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do các đại biểu thiếu thơng tin cần thiết, chưa nắm chắc tình hình các mặt của địa phương và các quy định của cấp trên; đồng thời do tư tưởng nể nang, né tránh sợ căng thẳng dẫn đến những thành kiến hiểu lầm khơng đáng có

hoặc muốn cuộc họp kết thúc sớm... do đó, đã khơng sử dụng đắc lực công cụ sắc bén là chất vấn.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh tại kỳ họp cần phải nghiên cứu đề ra những phương hướng, giải pháp phù hợp. Trong đó, cơng tác chất vấn và trả lời chất vấn để hoạt động này trở thành một hình thức hoạt động thật sự dân chủ và thiết thực.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w